Có ng🐽ười cho rằng “thật là đau” khi những sản phẩm đơn giản như vậy mà không doanh nghiệp Việt Nam nào làm được, người khác thì bảo: “Việt Nam sản sinh được nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng không sản xuất được sản phẩm dù chỉ là con ốc vít”.
Liệu không thể sản xuất một con ốc vít cho Samsung có phải là doanh nghiệp Việt quá kém cỏi hay không? Câu hỏi này làm tôi nhớ tới bài nói chuyện của một giám đốc chiến lược tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam tại TEDx năm 2012. Anh đã chia sẻ khi còn làm việc tại tập đoàn Schneider, anh thường mang theo một con ốc xe Toyota mà Mỹ hay các nước Châu Âu khi đó chưa thể sản xuất được về độ nhuyễn, độ chính xác để minh chứng cho tri thức của người châu Á.
Theo tôi sẽ hơi vội vàng nếu cho rằng sản xuất những linh phụ kiện như con ốc hay cái sạc điện thoại theo tiêu chuẩn của Samsung là việc đơn giản về mặt công nghệ. Bởi hiện nay Samsung đã trở thành một thương hiệu toàn cầu, tiêu chuẩn Samsung chính là tiêu chuẩn thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị di động, các hãng phải cạnh tranh nhau từng microme𒁏t trên mỗi sản phẩm, một con ốc sẽ phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe để giúp cho thiết bị hoạt động tốt. Tiêu chuẩn đó thậm chí còn cao hơn ngành sản xuất ôtô, vốn đã là thách thức với rất nhiều quốc gia phát triển. Vì vậy phụ kiện xem như rất nhỏ mà câu chuyện làm ra nó lại không nhỏ.
Bên cạnh trình độ công nghệ, cũng khô🐷ng thể bỏ qua vấn đề giá thành. Đây là một trong các nguyên nhân mà ông Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, cho rằng phía, Việt Nam chưa đáp ứng được Samsung. Trong chuỗi sản xuất của mình, Samsung sẽ dành những phần béo bở nhất cho lao động Hàn Quốc, sau đó những phần phụ, tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ đặt hàng các nước khác. Do vậy, dù doanh nghiệp có khả năng côngไ nghệ, cũng phải cân nhắc hiệu quả của việc đầu tư nhân lực và thiết bị để nhận đơn đặt hàng của Samsung, chứ không thể “làm cho thế giới biết mặt” để rồi chịu thua lỗ.
Trong vài năm gần đây, tôi đã đón nhiều doanh nghiệp đang gia công ở Trung Quốc phải “dạt” sang Việt Nam vì làm ăn tại Trung Quốc ngày càng khó khăn. Họ mang mức giá vốn đã khá rẻ từ Trung Quốc sang đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam. Với lý do mặt bằng chi phí ở Việt Nam thấp hơn, ꦯhọ muốn một mức giá thấp hơn hoặc cùng lắm là bằng so với Trung Quốc. Chỉ riêng các yêu cầu của phía bạn về tiêu chuẩn nhà xưởng, máy móc, bảo hiểm, chế độ làm việc cho người lao động cũng khiếnไ nhiều công ty Việt Nam phải lắc đầu, vì chi phí sẽ đội lên rất cao, lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm chưa đủ để trả lãi ngân hàng.
Bởi vậy, tôi tin rằng các giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam không phải không có thꦯực tài đến mức không có cách làm được con ốc vít. Nhưng từ nghiên cứu đi đến sản xuất kinh doanh là một hành trình dài đòi hỏi sự bắt tay giữa nhà khoa học và nhà kinh doanh, cùng rất nhiều điều kiện kinh tế, chính trị khác nữa mới thành tựu được. Có lẽ không nên vì chuyện chưa thể tiếp nhận được đơn hàng của nước bạn mà vội đánh giá về các nhà khoa học.
Hãy bình tĩnh và cho các doanh nghiệp thêm thời gian. Chúng ta đều biết ngành công nghiệp điện tử chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam. Nếu bảo các cường quốc công nghiệp như Mỹ, Nhật, Đức sản xuất nhiều lúa gạo, thủy hải sản với mức giá tương đương Việt Nam thì có lẽ họ cũng đành bó tay. Những năm trước, các tập đoàn điện tử lớn đều chọn Trung Quốc để gia công. Chỉ đến khi gặp khó khăn, họ mới tìm đến các nước lân cận như chúng ta. Doanh nghiệp Việt Na🐼m trước nay chưa có nhiều cơ hội tiếp cận lĩnh vực này, vì vậy, họ cần thời gian để bắt kịp với nhu ♑cầu của thế giới.
Trong một số lĩnh vực khác… hàng hóa Made in Vietn꧃am đang ngày càng tỏ ra thắng thế trước hàng Trung Quốc trên thị trường. Vì vậy, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, các doanh nghiệp Việt sẽ đón nhận làn sóng mới trong lĩnh vực điện tử thành công, đưa công nghiệp điện tử thành một thế mạnh mới của nước ta. Thay vì kêu “đau”, nên chăng chúng ta hãy cùng cảm thông và ủng hộ các doanh nghiệp Việt, những người đang tích cực đóng góp cho nền kinh tế vì một Việt Nam giàu mạnh.
Chu Ngọc Cường