Hơn hai thập kỷ chung sống với ch𒀰ồng là bằng ấy thời gian chị Mận ở Sơn Tây ăn chửi thay cơm. Kèm theo lời lăng mạ, anh ta quăng quật, đập phá đồ đạc, phi ghế, gậy, cốc chén về phía chị. Có hôm đang đón khách, anh cầm dao rượt chị, ngờ đâu đâm trúng vị khách, phải đi khâu mấy mũi. Mấy năm nay, những trận đòn đã giảm. Nhưng chồng chị lại thêm một "biệt tài", nuôi bồ. Hết cô này đến cô kia, làm ra bao nhiêu anh nuôi bồ cả, hầu như chẳng đưa tiền nuôi con.
Hôm nọ, chị Mận mời chúng tôi về dùng bữa với gia đình. Đang chuyện trò rôm rả quanh mâm cơm thì một phụ nữ phóng xe máy vào sân nhà chị, dựng chân chống, thản nhiên ngồi vào g🐲iữa chị Mận và anh chồng. Chị Mận lục tục đứng dậy lấy thêm bát đũa. Tôi theo chị vào bếp lấy thêm canh, chị thì thào, "đấy, con bồ đấy". Những đứa con của anh chị, đều đang tuổi thiếu niên, cúi gằm mặt xuống, lặng lẽ 🧔và cơm.
Hồi mới bị đánh, chị Mận chỉ biết chạy thẳng sang nhà hàng xóm, sang nhà trưởng thôn, chạy cả lên công an xã kêu cứu. Có hôm thì trưởng thôn đi ăn giỗ, hôm thì anh đánh vào cuối tuần nên công an xã không có người xuống giải quyết ngay. "Tôi chờ mãi đế⭕n tối để công an đến chụp ảnh hiện trường, cuối cùng chẳng thấy ai, tôi đành ngồi dậy lấy chổi quét đi những mảnh vụn, rồi tự xoa dầu", chị kể.
Tổ hòa giải mấy hôm sau mới đến, khuyên nhủ dăm b൲a điều rồi về. Lầ෴n nào cũng thế. Sau cùng chị hiểu ra, phải tự mình chống chịu thôi, ngay cả chịu đựng những bữa ăn có người thứ ba ngang nhiên ngồi giữa nhà mình, "bởi nếu không, con bồ về là anh ta nọc tôi ra đánh chửi".
Hàng chục những cảnh đời như vậy, chúng tôi gặp trong những ngày đi làm một dự án về bạo hành gia đình. Chẳng ai đỡ khổ hơn ai. Có đêm đang ngủ trong màn, chợt nghe cổ lạnh toát. Mở mắt, chồng đang gí con dao bếp. "Em xin lỗi anh, thôi cho em xin, em xin lỗi", chị lập cập. Bao tháng ngày đã qua mà chị Lương vẫn không thể quên cảm giác buốt lạnh khi lưỡi dao kề cổ. Lúc ấy chị chỉ dám thì thào xin lỗi chồng liên tục, để anh ta nguôi đi, chౠịu đưa dao cho chị và đi ngủ. "Mà lỗi của chị là gì ạ?", tôi hỏi.
Chị giả🍌i thích một hồi tôi mới hiểu. Là lấy chồng, đẻ con cho anh, cáng đáng công việc của cả gia đình anh, chăm người thân của anh ốm, lo cả mấy sào ruộng, đôi bò, đàn gà, mấy chục gốc bưởi và vườn rau; là đi viện trông anh mỗi khi anh ốm, trong khi mỗi lần chị ốm thì chồng chả lo bữa nào. Công việc chính của chồng chị nhiều năm nay là đi nhậu, và đánh chửi vợ. Nhữn🧸g lúc bị anh gí dao, chị thậm chí chẳng dám kêu to. Làng nước thì xa, thần chết thì gần, người ta đến cứu thì chị có thể đã "lên báo" sáng hôm sau rồi.
Câu hỏi đầu tiên tôi hỏi các chị sau khi nghe những chuyện ấy, là sao các chị lại lấy những ông chồng như thế? "Thì lúc đầu ông ấy có thế đâu", họ bảo. Có lẽ vậy, khi mới kết hôn mấy🐟 ai dám đánh vợ, nhưng sau vài lần chửi mắng, rồi tăng lên vài cái bạt tai, cuối cùng là thượng cẳng chân hạ cẳng tay, mà không thấy "bị làm sao", không bị phạt, bắt, cũng không bị gia đình xóm giềng từ mặt, các ông chồng lại tiếp tục "luyện võ".
Vậy sao các chị vẫn chấp nhận chung sống? Lý do là thương con, là không có chỗ nào để đi, sợ cộng đồng kỳ thị. Mẹ chị M🐲ận từng bảo "sống làm dâu nhà chồng, chết làm ma nhà chồng". Rồi lý do ngàn đời nay chưa hề thay đổi: tiếng xì xào của làng xã, định kiến của xã hội, cái nhìn ghẻ lạnh đối với phụ nữ đã qua một lần đò, và những tường rào câm lặng của xóm giềng, các con họ cũng bị kỳ thị lây.
Nếu một ngày muốn ly hôn, thì cơ sở để những phụ nữ này được chia tài sản, giành quyền nuôi con không hề dễ. Nhà riêng không có, vốn liếng phòng thân cũng không, nghề nghiệp chưa chắc chắn, mà muốn thuyết phục tòa tin vào "lịch sử đau thương" của gia đình thì cũng khó nốt vì không chị nào giữ lại được dù chỉ một mẩu giấy, chứ đừng nói là bệnh án, phim X-quang, ảnh🌃 chụp, bản ghi âm hay biên bản của công an về việc chồng bạo hành vợ. Các chị cũng không biết một số điện thoại tổng đài nào để nhờ xã hội trợ giúp. Và thực tế là không có, ngoài số 113 dùng chung cho tất cả các sự việc nghiêm trọng cần đến công an, và số 111 nếu con các chị cũng bị đánh lây.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã ra đời được 12 năm, nhưng rất nhiều phụ nữ không hề biết rằng chồng hành hung vợ tức là🐼 "có tội". Trong một cuộc khảo sát của UNICEF tại Việt Nam, cứ 10 phụ nữ thì 5 người cho rằng chồng có quyền đánh vợ nếu vợ cãi chồng, đi chơi mà không nói với chồng, từ chối quan hệ với chồng, hoặc làm cháy thức ăn. Các chị chắc cũng chưa được ai cho biết, rằng chậm nhất 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu của người bị bạo hành, chủ tịch xã, phường có trách nhiệm áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc giữa người bạo hành và nạn nhân. Nạn nhân cũng có thể kiện nếu chính quyền dung túng, bao che, không xử lý, hoặc xử lý kẻ bạo hành không đúng quy định.
Chúng tôi đành nói với các chị, đại ý thôi thì các chị ạ, trong khi đợi luật pháp bảo vệ tốt hơn, chính quyền làm việc sâu sát hơn, và xã hội khách quan hơn, thì các chị hãy phòng thân trước. Chị Ngọc bảo𝓰 đã hiểu ra chỉ có mình tự cứu mình trước. Từ đấy chị không bao giờ khóa hết các cửa trong nhà, lúc nào cũng để ngỏ một lối để phi thân chạy trốn. Quần áo mang gửi nhà người quen mỗi nơi vài bộ, khi cần tá túc dăm ba đêm. Nhưng, chị vẫn phải về nhà.
Hôm về xóm chị Mận, chúng tôi tìm gặp trưởng thôn nhưng ông đã sớm tránh mặt. Một chức sắc khác của thôn xởi lởi tiếp đón và tuyê♕n bố trước khi tôi kịp mở lời: "Thôn này là thôn văn hóa các nhà báo ạ, không bao🐻 giờ có chuyện bạo hành gia đình. Mọi người đều đoàn kết lắm".
Trịnh Hằng