Không ai biết chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc đó. Nhưng trên báo, người nhà nạn nhân nói về một nhóm đối tượng đòi nợ lãi cao. Họ ෴đòi lúc gia đình còn sống. Và tiếp tục tới đòi ngay cả khi cả gia đình đã quyê🌜n sinh. Là một người có người nhà từng vì chuyện nợ nần mà nghĩ quẩn, tôi rất hiểu áp lực của việc vay lãi cắt cổ, và hiểu ngày nào cũng bị người đến nhà đòi tiền đáng sợ thế nào.
Cũng trên chuyên mục Góc nhìn tôi từng chia sẻ câu chuyện về bác tôi. Tôi cứ nghĩ rằng một người đã kinh qua nơi khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh thì sẽ chẳng còn gì đánh gục được ông. Vậy mà tháng 7 năm ngoái, trong một đêm mưa gió, ông♋ đã cùng quẫn chọn cách đi trả nợ đời, với lời nói cuối c😼ùng để lại cho người thân: “Đi trả nợ cho con Minh”.
Những kịch bản thường giống nhau: ban đầu là ném sơn, 🧸mắm tôm, chất thải vào nhà. Rồi đến vác dao, kiếm đến nhà đập phá, chỉ thẳng mặt dọa dẫm, rồi đêm hôm ngang nhiên đến khóa luôn cửa nhà từ bên ngoài. Nếu người vay nợ bỏ trốn, tất cả sự khủng bố này sẽ được trút thẳng san⛎g thân nhân, bất chấp pháp luật.
Hệ lụy của tín dụng đen rất khủng khiếp. Như lời kể của gia đình tại Hà Tĩnh, vay 70 triệu đ♛ồng, lãi tới 300 nghìn/ngày, tức là lãi suất lên tới 156%/năm. Một gia đình ở nông thôn, liệu có thể làm gì để༒ trả nổi khoản lãi ấy, chứ đừng nói đến trả được gốc.
Lãi mẹ đẻ lãi con. Rồi đủ mọi cá💝c chiêu trò uy hiếp nhằm thu hồi nợ sẽ thực sự đẩy những con nợ vào một cuộc sốnꩲg “bế tắc, không lối thoát".
Trong vài năm gần đây, đã nhiều lần Bộ 🅰Công an chỉ rõ tình hình tội phạm tín dụng đen đang diễn biến phức tạp, nguy cơ nảy sinh nhiều loại tội phạm hình sự khác. Nhưng điều nguy hiểm là tình trạng này vẫn đang n⭕gày càng phổ biến, trong khi người dân thì chưa nhận được sự bảo vệ cần thiết.
Cách đây không lâu báo chí từng đưa tin về vụ việc cô giáo ở TP HCM bị dọa giết, khủng bố bằng kịch bản quen thuộc: ném đá, tạt sơn, mắm tôm, khóa ꦯcửa ngoài nhốt cả gia đình bên trong. Cô không vay nợ ai, cũng không biết về khoản nợ của người t𝄹hân.
N꧋hưng may mắn cho gia đình này là sau khi cô giáo viết đơn xin "xã hội đen" tha cho để đi dạy và báo chí lên tiếng, chính quyền địa phương đã lập tức vào cuộc. Phường Bình Trị Đông đã cho sơn🦂 lại mặt tiền ngôi nhà bị nhóm đòi nợ tạt sơn, viết chữ. Họ đồng thời gắn camera, dựng chốt bảo vệ dân phố gần nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình cô giáo này quay về sinh sống.
Khi đọc thông tin ấy, tôi đã chạnh lòng nhớ đến bác mình. Trước khi ra đi, ông cũng đã làm đơn r🌞a phường kêu cứu. Nhưng không được giải quyết. Chính quyền cơ sở đã không vào cuộc mạnh mẽ như trường hợp cô giáo ở TP HCM. Thậm chí, kể cả sau khi xảy ra chuyện, bọn đòi nợ thuê vẫn đến hành gia đình ngay trong lúc cùng q🅷uẫn nhất.
Cho vay nặng lãi là một hình thức tội phạm, và sự khủng bố mà những người vay hay người thân của họ, không phải là giao dịch dân sự thông thường: nó là những dấu hiệu tội phạm diễn ra trên một địa bàn cụ thể. Trong câu c𝄹huyện của Hà Tĩnh, nếu mức lãi đúng là 300.000 đồng/ngày cho khoản vay 70 🌊triệu, thì đã đủ để xử lý hình sự (vượt qua 7,5% mỗi tháng). Tôi tự hỏi rằng nếu chính quyền địa phương phản ứng nhanh hơn, thì mạng người có được cứu sống?
Tương tự TP HCM, tại Hà Nội, công an thành phố có ♛một bản “Kế hoạch 231” đấu tranh với tội phạm tín dụng đen.📖 Và quá trình triển khai kế hoạch này, khẳng định rằng công an có đủ cơ sở pháp lý và năng lực để xử lý những hành vi gây rối, đổ chất thải, khủng bố,...
Mấu chốt nằm ở nhận thức của người đứng đầu chính quyền ở cơ sở mỗi nơi? Có một điều chắc chắn rằng: nếu số phận của người dân trong cơn bão tín dụng đen mà chỉ trông chờ vào mức độ mặn mà của chính quyền trước vấn đề này, thì không biết s⛄ẽ còn bao nhiêu trường hợp đau lòng như gia đình tôi, hay gia đình ở Hà Tĩnh.
Đã hơn một năm, không còn ai nhìn thấy bác tôi, cũng chẳng có tin tức gì của ông. Cả gia đình🙈 đều ngầm hiểu. Nhưng vì chưa thể tìm thấy xác nên ông còn đang bị mất giỗ.
Những lời kêu gọi “đấu tranh với tín dụng đen” được đưa ra năm này qua năm khác. Nhưng nếu hoạt động đầu cuối của tín dụng đen, là thu nợ bằng biện pháp khủng bố, vẫn trông vào lòng tốt của từng chính quyền cơ sở, thì niềm tin của người dâ𝓡n - như chính tôi - vào năng lực hành pháp chung của hệ thống, sẽ không thể nào trọn vẹn.
Tất Đức