Sau bài viết: 'Thứ trưởng Xây dựng: '30.000 tỷ 🐠đồng sẽ tạo🔯 cú hích cho địa ốc', VnExpress nhận được nhiều ý kiến không đồng tình với việc đổ tiền cứu bất động sản.
Độc giả có nickname Delta Pham không đồng tình với việc chi 30 nghìn tỷ cho bất động sản vì hiện nay vấn đề khó khăn nhất của bất động sản là: “Giá bất động sản quá cao trong khi thu nhập của người dân thì quá thấp… Những năm trước, sở dĩ bất động sản “nhộn nhịp” là do các nhà đầu tư mua đi bán lại để kiếm lời".
Độc giả có tên Anh Dũng cho rằng: “Doanh nghiệp vay ngân hàng, người tiêu dùng cũng vay ngân hàng để đầu tư và đầu cơ bất động sản🤪… Kinh doanh theo tâm lý “bầy đàn” kiểu này thì bao nhiêu tiền đổ vào cũng không đủ sức cứu. Chả lẽ tiền tiền ngân hàng chỉ để tập trung vào bất động sản thôi sao? Bơm tiền vào bất động sản như thổi cái bong bóng, căng quá nó vỡ, hậu quả khó lường”.
Việc bơm 30 nghìn tỷ cứu bất động sản lúc này khiến bong bóng bất động sản ngày càng phình to. Ảnh mình họa: Internet |
Còn độc giả có nickname Tan_cntt𒆙29a có ý kiến: “Bất động sản ấm lên theo nghĩa🥀 nào? Có phải nhà đất vẫn giữ giá trên trời và bắt buộc người lao động mua với giá
>> Xem thêm: Đánh giày cũng thất thu vì bất động sản 'chết' |
Cũng theo Delta Pham, nếu cứ tiếp tục đầu tư tiền vào bất động sản thì hậu quả là sẽ“tạo ra một cơn sốt giả và lại trở thành nợ xấu không thể đòi được”.
Để giải quyết vấn đề này, bạn Anh Dũng đưa ra giải pháp: “Nên dành tiền của ngân hàng để cho các ngành kinh tế khác vay. Vì khó vay ngân hàng nên rất nhiều doanh nghiệp ngành ngoài bất động sản phải phá sản”.
Còn giải pháp của bạn đọc Tan_cntt29a là phải "giảm giá để người dân có thể tiếp cận được. Ngân hàng nên giảm lãi suất cho vay, đồng thời kéo dài thời hạn cho vay để những người có nhu cầu mua nhà có thể yên tâm vay mà mua”.
Bên cạnh những ý kiến phản đối vẫn có một số ít ý kiến đồng tình. Như độc giả Huy Trần cho rằng “Đúng là hiện nay thị trường bất động sản đang chạm đáy (hoặc gần chạm đáy theo nhận định của từng người). Nhưng bất động sản là thị trường lớn đóng góp lớn vào nền kinh tế (ở Việt Nam có giai đoạn bất động sản đã đóng góp hơn 20% vào GDP, đó là các năm 2003, 2007, 2010).
Cũng theo bạn đọc Huy Trần, với những đóng góp như trên thì "việc cứu bất động sản là cứu theo một hệ thống liên kết của nền kinh tế, ngân hàng, xây dựng, xi măng, sắt thép, dịch vụ... Gói cứu trợ 30 nghìn tỷ của Bộ Xây dựng và các ngân hàng thương mại thời điểm này tập trung vào nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là hoàn toàn đúng, vừa giải ꩵquyết nhu cầu nhà ở, vừa giải quyết hàng " tồn kho" bất động sản".
Bạn đọc Trí Dũng nhấn mạnh: “Không thể𒅌 so sánh giữa thu nhập với giá nhà! Vì thu nhập dân còn thấp mà giá nhà hình thành trên giá vật tư giá đền bù, tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất và còn nhiều phí khác..."
Cũng về vấn đề này, độc giả tên Huynh cho rằng: “Vì không thể so sánh giữa thu nhập với giá nhà nên mới c꧅ó nhà thu nhập thấp. Nói nhà thu nhập thấp mà giá có thấp đâu, thật là mâu thuẫ💮n”.
Trước nhữ🔯ng lý do nêu trên, đa số mọi người cho rằng dù có chi bao nhiêu🎶 tiền đi nữa thì bất động sản cũng không khá lên được.
>> Xem thêm: 'Bất động sản rơi tự do thì nhiều ngành khác chết chắc'
Xuân Trang tổng hợp
Chia sẻ bài viết của bạn về vấn đề bất động sản tại đây