GDP Anh sẽ mất 2,75𓆏% trong 18 tháng tới, do tác động cộng hưởng từ "hoạt động thương mại đi xuống và thiếu chắc chắn", báo cáo của hãng cho biết. Goldman dự báo năm nay, GDP Anh sẽ chỉ tăng 1,5% - giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Họ cũng hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu thêm 0,1%, xuống 3,1% năm nay.
Các nhà kinh tế học đã liệt kê 3 "cơ chế chuyển dịch kinh tế" từ cú sốc sau trưng cầu dân ý. Đầu tiên, thương mại của Anh sẽ xuống dốc, đặc biệt nếu họ khó xuất khẩu các dịch vụ giá trị gia tăng cao (như dịch vụ tài chính) sang châu Âu♚. Thứ hai, bất ổn về dài hạn sẽ gây áp lực lên tăng trưởng trong ngắn hạn, do các công ty hạn chế đầu tư. Thứ ba là nhu cầu nhập khẩu trong nước yếu đi, tình hình tài chính bị thắt chặt và giá tài sản rủi ro đi xuống.
Họ 🌌dự báo vì cuộc trưng cầu dân ý này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không cân nhắc nâng lãi tháng 7 nữa. Ngân hàng Trung ương Anh thì có thể hạ lãi suất thêm 0,25% xuống 0,25% và sẽ bơm thêm tín dụng ra thị trường. Trong khi đó, Ngân hà🌃ng Trung ương Nhật Bản có thể hạ lãi trong phiên họp tháng tới.
Cùng ngày, hãng đánh giá tín nhiệm Moody✨'s cũng nhận xét sự việc này có tác độnꦐg tiêu cực lên tăng trưởng và khối nợ của Anh. Cuối tuần trước, ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, Moody's đã hạ triển vọng trái phiếu chính phủ Anh từ "ổn định" xuống "tiêu cực", cảnh báo khả năng đánh tụt tín nhiệm của nước này.
Tuy nhiên, tron🐟g một buổi họp báo hôm nay, Bộ trưởng Tài chính Anh – George Osborne cho rằng kinh tế Anh đủ mạnh để đối p🐲hó với các thách thức do Brexit gây ra. Dù vậy, ông cũng thừa nhận việc này không hề dễ dàng trong vài ngày, hay thậm chí vài tháng tới.
Hà Thu (theo CNBC/Reuters)