Bộ Tư pháp vẫn đang trong quá trình điều tra hãng Internet lớn nhất thế giới từ năm 2019 và hồ sơ gửi tòa án dự kiến hoàn thiện vài tháng tới. Các nhà lập pháp cho rằng Google đang lợi dụng vị trí số một của mình trong mảng tìm kiếm trực tuyến để chèn ಞép đối thủ cạnh tranh, đưa ra các quy định không công bằng. Google hiện chiếm hơn 90% hoạt động tìm kiếm qua web trên toàn cầu.
Trong khi đó, 50 bang của Mỹ cũng dự định tiến hành vụ kiện riêng chống lại Google, hoặc tham gia cùng với Bộ Tư pháp trong năm nay. Tổng chưởng lý Ken Paxton của Texas cho biết vụ kiện có thể diễn༒ ra vài tháng tới và không bị chậm lại vì đại dịch.
Động thái này sẽ tạo nên một trong những vụ chống độc quyền lớn nhất ở Mỹ kể từ vụ kiện kéo dài 4,5 năm giữa Microsoft, Bộ Tư pháp Mỹ và 20 bang cuối thậ⛄♈p niên 90 của thế kỷ trước. Microsoft bị cáo buộc duy trì thế độc quyền hệ điều hành Windows một cách bất hợp pháp. Các bên đạt được thỏa thuận chung năm 2001.
Từ giữa năm 2019, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ điều tra liệu Apple, Amazon, Facebook và Google có lợi dụng🌳 quyền lực🌠, áp đặt sự thống trị của họ trên thị trường và vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Tháng 9/2019, 50 tổng chưởng lý của các bang và vùng lãnh thổ Mỹ ký kết tham gia cuộc đi💃ều tra Google, tập trung vào mảng kinh doanh quảng cáo và tìm kiếm. Giới công nghệ nhận định hành động🧸 này tạo áp lực chưa từng có với "gã khổng lồ Internet".
Trong khi đó, châu Âu đã đi trước Mỹ vài năm khi á⛦p dụng các biện pháp mạnh mẽ với🗹 các công ty công nghệ lớn, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ dữ liệu và thuế.
Tháng 3 năm ngoái, Liên minh châu Âu yêu cầu Goog♒le trả 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD) vì "củng cố sự thống trị của mình" và "bảo vệ bản thân khỏi áp lực cạnh tranh" bằng cách áp đặt các điều khoản hạn chế trong hợp đồng AdSense đối với những trang web khác. Năm 2018, EU yêu cầu Google trả 4,34 tỷ euro (4,9 tỷ USD) vì đẩy các ứng dụng của hãng lên smartphone của người dùn💝g và cản trở đối thủ cạnh tranh. Hãng cũng phải đóng khoản tiền 2,4 tỷ euro (2,7 tỷ USD) vì sử dụng công cụ tìm kiếm để hướng người dùng đến nền tảng mua sắm riêng.
Tổng cộng, tính từ 2017, Google bị EU phạt 8,2 tỷ euro (9,3 tỷ USD). Tuy nhiên, Liên minh vẫn khuyến cáo Google có thể còn đối mặt với nhiều cuộc điều tꦺra hơn nữa, bởi "khiếu nại vẫn tiếp tục đến".
Google cho biết sẵn sàng hợp tác trong các cuộc điều ⛦tra và "chưa có cập nhật 🔴hay bình luận gì".
Minh Minh (theo WSJ)