Hàng vạn người dùng Gmail đã sốc trước sự cố toàn bộ email và sổ địa chỉ của họ đột nhiên biến mất vào hôm 27/2 vừa qua. Ngay ngày hôm sau, Google đℱã lên tiếng khẳng định họ đa🌞ng trong tiến hành hồi phục tất cả những dữ liệu bị mất này.
Tiếp sau đó, người ta tự hỏi: Liệu có nên đặt toàn bộ niềm tin vào Goo𒐪gle? Liệu tập đoàn khổng lồ này có đủ mạnh để bảo đảm an toàn cho tất cả những thông tin thư tín cá nhân nhạy cảm của họ? Và điều gì đảm bảo rằng công ty này sẽ giữ an toà✅n dữ liệu cá nhân người dùng, khi mà Gmail là một dịch vụ thư điện tử quá tiện lợi nhưng lại hoàn toàn miễn phí?
E-mail người dùng biến mất như thế nào?
T🔯heo phát ngôn viên của Google, công ty này đã để thất lạc số thư tín nói trên do sự꧟ cố diễn ra trong quá trình cập nhật một phần mềm trên các máy chủ.
Nếu tìm hiểu nhiều hơn về Google, bạn có thể đã biết rằng công ty này lưu trữ rất nhiều bảo sao chép dữ liệu tại các trung tâm dữ liệu ở khắp nơi trên thế gi💜ới,ꦺ tại các địa chỉ bí mật. Vì thế, email bạn gửi cho bạn bè của mình tối qua có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó ở châu Á, châu Âu, ở phía bờ Đông, hay bờ Tây duyên hải nước Mỹ chẳng hạn.
Blog chính thức của Google viết: "Chúng tôi biết các bạn đang nghĩ gì: Liệu điều này có thể xảy ra nếu như chúng tôi sao chép nhiều lần các dữ liệu của bạn trong các trung tâm dữ liệu hay khô✱ng? Tất nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, những lỗi phần mềm vẫn có thể gây hại cho các bản sao dữ liệu này. Và Gmail thực sự đã gặp phải sự cố đó. Một vài bản sao email và sổ địa chỉ liên lạc đã bị xóa. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc để có thể trả lại cho người dùng những gì đã biến mất".
Oregan, một trong những nhà kính thông tin khổng lồ mà Google dùng để lưu trữ dữ liệu ở khắp nơi trên thế giới |
Google khắc phục sự cố bằng cách nào?
Câu trả lời là Google vẫn đang phục hồi dữ liệu email trên các cuộn băng (tape) dữ liệ𓆏u, một cách tưởng chừng vô cù♋ng cổ điển.
Nhưng đúng vậy, Google đang cho phục hồi dữ liệu bằng cách đó. Goog꧅le không nói rõ họ sử dụng loại băng nào. Tuy nhiên🎀, theo dự tính của Seth Weintraub trên tờ CNN Fortune.com, Google sẽ cần khoảng 200.000 băng dữ liệu để sao lưu toàn bộ các tài khoản Gmail. "Chồng băng này sẽ cao đến 4km để hồi phục lại dữ liệu của Gmail", Weintraub viết.
Tuy nhiên, theo blog Data Center Knowledge, đây vẫn là một cách hiệu quả để có🐬 thể lấy lại dữ liệu, cho dù đối với nhiều người, cách này có vẻ như đã quá lạc hậu:
"Thậm chí, đến thời đại này, tape vẫn có 2 ưu điểm nhìn thấy rõ đối với ꦏcông nghệ truyền thông: giá và khả năng mang chuyển. Rất tiếc là cả 2 lợi thế này không "lại" được những nhược điểm lớn khó khắc phục: dễ vỡ, dễ hỏng, dễ bị ghi đè lên, lưu trữ dữ liệu không được mã hóa".
Đại diện của Google thì ch♛o biết trên blog của công ty: "Để bảo vệ các thông tin của bạn khỏi những loại lỗi bất thường, chúng tôi cũng dùng cách thức sao lưu ra các cuộn băng. Do các loại băng này không kết nối (offline), chúng được bảo vệ an toàn khỏi các loại lỗi phần mềm. Tuy nhiên, việc phục hồi dữ liệu từ các cuộn băng sẽ mất khá nhiều thời gian, thậm chí lâu hơn nhiều so với việc chuyển các yêu cầu tới các trung tâm dữ liệu khác. Đó là lí do tại sao việc phục hồiဣ mỗi email bị mất sẽ tốn hàng giờ đồng hồ chứ không phải chỉ tốn vài mili giây như người ta vẫn nghĩ".
Nhiều chuyên gia về lưu trữ dữ liệu cho biết, cũng giống như Google, các đối thủ của họ là Microsoft, Yahoo và Dropbox, các công ty đang lưu trữ dữ liệu theo mô hình đám mây, vẫn thường xuyên chu꧟ẩn bị tinh thần cho việc bảo vệ các dữ liệu cá nhân cho người dùng của họ, bằng cách sao lưu dữ liệu trên các ổ đĩa cứng.
Năm 2010, dịch vụ Gmail luôn sẵn sàng phục vụ trong suốt 99,984% thời gian n🦩gười dùng sử dụng, cả công việc lẫn nhu cầu cá nhân của họ. Điều này cũng có nghĩa là có đến 7 phút một tháng dịch vụ này không hoạt động. Có vẻ như 7 phút cũ♌ng không phải là con số đáng kể, nên hầu hết người dùng đều không có bất kỳ ý kiến phàn nàn nào.