13h06 ngày 23/6, giáo sư sử học, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà🤡 Nội), hưởng thọ 85 tuổi. Sự ra đi của ông khiến học trò, cũng là những nhà sử học tên tuổi, cảm thấy trống vắng.
Cú sốc lớn đối với giới sử học
Không giấu được sự bàng hoàng, PGS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, chia sẻ ông đang ♎ngồi viết phần kháng chiến chống Pháp và Mỹ trong bộ Quốc sử để cuối tháng 6 nộp bản thảo lần 2 thì được biết người thầy yêu quý qua đời.
“Từ lúc đó, tôi không làm được việc gì. Đây là cú sốc quá lớn. Dù biết thầy ốm và tuổi cao, nhưng tô🐠i không ngờ thầy ra đi đột ngột như vậy. Thầy để lại khoảng trống quá lớn trong giới sử học”, PGS Hà bày tỏ.
Là học trò gần gũi với sử gia Phan Huy Lê𓃲 tròn 50 năm, giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc tâm sự, không có mất mát nào lớn như sự ra đi của GS Lê. Từ khi biết t🗹in, nhiều người gọi cho ông Ngọc, chỉ kịp hỏi “thầy mất rồi à?”, rồi cứ thế bật khóc, không nói thêm được gì.
“Bây giờ tôi trống rỗng vô cùng. Gi🐓áo sư Lê là người thầy vĩ đại. Trước đây thầy thương chúng tôi bao nhiêu thì bây giờ thầy nằm xuống chúng tôi thấy trống vắng như không còn chỗ dựa”, ông Ngọc thốt lêﷺn nghẹn ngào.
Từ Pháp, GS Philippe Papin gửi thông báo đến bạn bè, đồng nghiệp: “Tôi vô cùng thương tౠiếc và đau đớn báo tin: GS Phan Huy Lê qua đời đêm qua. Với tôi, đây là tổn thất vô cùng to lớn bởi các bạn đều biết tôi từng gắn bó với thầy biết nhường nào... Giờ phút đau đớn này, tôi quá xúc động để có thể nói được nhiều hơn".
Giáo sư 🤪Pháp chia sẻ, đối với ông, GS Lê không chỉ là người thầy mẫu mực, tấm gương để luôn noi theဣo mà còn là người bạn ông yêu mến và trân trọng.
Làm việc đến những ngày cuối đời
Khi ông Vũ Dương Ninh học năm nhất Đại học๊ Tổng hợp Hà Nội thì thầy Phan Huy Lê đã là trợ lý của cụ Đà🅺o Duy Anh. “Lúc đó𝔉 chúng tôi rất phục thầy giáo trẻ, đẹp trai, nói năng logic, gẫy gọn, làm sáng tỏ được bài của thầy 🍰Đào Duy Anh”, GS Ninh nhớ lại.
Sau khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973, thầy Lê dẫn đầu đoàn người làm sử đi vào sông Bến Hải (Quảng Trị) để trải nghiệm thực tế không khí chiến tranh. Thầy dành thời gian nói chuyện với sĩ quan, bộ đội về truyền thống đánh giặc của ông cha, l🅰àm mọi người rất thích sử.
Kỷ niệm ông Ninh rất nhớ là nhiều lần ở đại hội Hội khoa học lịch sử Việt Nam, GS Lê đề nghị thôi làm chủ tịch. Nhưng mọi người không đồng ý, ông đành tiếp tục. Sau đó gặp riêng, lần nào ông cũng trách nhẹ: “Các ông phải có ý kiến để tôi thôi làm chủ tịch chứ!”. Đến đại hội lần thứ 7 năm 2015, GS Lê dứ𒁏t khoát chỉ làm nửa nhiệm kỳ để dành tâm sức cuối đời vào bộ Quốc sử.
Cũng vì dồn tâm huyết cho bộ Quốc sử đồ sộ nhất từ trước đến nay nên dù ốm GS L𝓰ê vẫn miệt mà🔥i làm việc. GS Nguyễn Quang Ngọc kể, thấy thầy mệt, gia đình đưa vào viện khám. Các bác sĩ đề nghị phải ở lại viện điều trị, nhưng ông nhất quyết không ở bởi “nhà tôi còn bao nhiêu việc”.
Đến khi các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Bạch Mai nói tình hình sức khỏe không cho phép và không có lý do gì hơn việc điều trị lúc này, GS Lê mới chịu nằm viện. “Nhưng vào viện rồi, cụ vẫn nói chỉ ở lại một vài ngày rồi về thôi, vì công việc đang rất nhiều🅠 ở nhà”, ông Ngọc rưng rưng kể.
Từng tham dự cuộc họp của ban biên soạn đề án bộ Quốc sử với Bộ Chính trị, PGS Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ rất ấn tượng khi bước vào phòng họp, Tổn🐈g bí thư Nguyễn Phú Trọng thấy GS Phan Huy Lê thì đi rất nhanh đến và nói: “Em chào thầy. Hôm nay Bộ Chính trị được nghe các thầy nói về đề án bộ Quốc sử”.
GS Lê🌠 đáp lại: “Đây là công việc của Hội mà chúng tôi đã chuẩn bị từ lâu, nay được trình bày với các đồng chí”. Cuộc họp chỉ diễn ra 15 phút bởi Tổng bí thư xác nhận ngay tất cả đề nghị mà GS Lê đưa ra.
Nhân cách lớn
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, chia sẻ “GS Lê không chỉ là người thầꩵy suốt nửa thế kỷ của tôi mà còn là ngư🍨ời cha tinh thần dìu dắt tôi về chuyên môn”. Ông luôn coi thầy Lê là người thân trong gia đình, chia sẻ những lúc vui buồn. GS Lê xꦗem ông là học trò thân quý.
Thời sinh viên, ông Giang không có nguyện vọng học sử, nhưng thầy Lê đã giúp ông thấy cái hay, cái đẹp của ngành này. “Thầy không chỉ là trí thức lớn của đất nước mà còn của thế giới. Kಌhi thầy mất, rất nhiều bạn bè, học trò từ nhiều nướ🎀c Mỹ, Anh, Nhật, Pháp... gọi về chia buồn”, GS Giang kể.
Một trong những kỷ niệm đến giờ ông Giang nhớ mãi là việc chọn đề tài chuẩn bị đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô cũ. Năm 1980, 𒊎đất nước mới kết thúc chiến tranh, nghiên cứu về nghệ thuật quân sự rất phát triển. Ông Giang cũng viết nhiều bài về chiến tranh, quân sự.
Khi hỏi GS Lê về đề tài nghiên cứu thì nhận được lời khuyên nên chọn cái cơ bản, nền❀ tảng của bất cứ thời đại nào, đó là kinh tế - xã hội. Ông Giang đã làm nghiên cứu về chế độ ruộng đất. Đó là nền tảng sau này để ông Giang phát triển. “Tôi biết ơn thầy về tầm nhìn xa trông rộng”, ông Giang chia sẻ.
Khi GS L🀅ê 🤪được giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka Nhật Bản cách đây 20 năm, một tờ báo đã nhờ PGS Nguyễn Mạnh Hà viết bài. Lần đầu hỏi, giáo sư từ chối vì "nói 🉐về mình sẽ không hay". Ông Hà sau đó thuyết phục và được thầy đồng ý trảও lời về cuộc đời cống hiến cho ngành sử học.
Là nhà sử học hàng đầu đất nước, GS Lê luôn gần gũi với mọi người. GS Vũ Dương Ninh quý nhất cái tình của thầy đối với anh em, học trò. "Gặp ai thầy cũn🦹g thăm hỏi chu đáo. Nếu đã hỏi chi tiết nào thì lần sau thầy rất nhớ để tiếp câu chuyện. Vậy nên thầy được rất nhiều người yêu mến”, ông kể.
PGS Nguyễn Mạnh Hà thì xúc động khi lần nào gặp, GS♍ Lê cũng hỏi: “Ông Hà đấy à, công việc chỗ mới có vất vả lắm không?”.
“Chúng tôi đã mất đi người thầy nhân cách, trách nhiệm, rất tận tuỵ,🀅 có tri thức uyên thâm. Tôi học được từ thầy nhiều đức tính, trong đó có🤪 việc ứng xử với công việc phải luôn trách nhiệm”, ông Hà chia sẻ.
Chiều 23/6, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thông báo về sự ra đi của nhà sử học Phan Huy Lê và chương💫 trình lễ tang. Lễ viếng và truy điệu GS Phan Huy Lê tổ chức từ 7h30 đến ♐10h ngày 27/6, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5, Trần Thánh T♑ông, Hà Nội. Lễ an táng vào 13h, tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng. |