Tại buổi gặp mặt với chủ đề “Ký ức cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội” do Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ🔯 quốc Việt Nam tổ chức chiều 19/8, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, Đảng và Chính phủ đang có chủ trương biên soạn lịch sử cách mạng Việt Nam, gồm 25 tập, dự k🐼iến dành một tập để nói riêng về Cách mạng tháng 8 với khoảng 700 trang.
Theo GS Phan Huy Lê, nhiều nhà Việt Nam học ở nước ngoài đã dành tâm huyết cho cách mꦜạng Việt Nam như nhà sử học Na Uy S.Tonnesson với cuốn “The Vietnamese Revolution of 1945-Roosevelt, Ho Chi Minh and๊ de Gaulle in a World at War” (Cách mạng Việt Nam 1945-Roosevelt, Hồ Chí Minh và De Gaulle trong một thế giới chiến tranh) in năm 1991. Hay nhà sử học người Pháp Alain Ruscio đã có hơn 15 tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam, các cuộc kháng chiến, về Cách mạng Tháng 8 năm 1945 của Việt Nam.
"Chúng tôi có thiếu sót là chưa có công trình nghiên cứu về Cách mạng tháng 8 xứng tầm với nó, đây là món nợ của những người làm lịch sửജ. Tôi xin hứa sẽ hoàn thành Bộ lịch sử Việt Nam 25 tập trong đó có một tập dành cho Cách mạng tháng 8, dự kiến hoàn thành trong 3 nă🔥m, tức là khoảng năm 2017-2018 bộ quốc sử Việt Nam sẽ ra đời", GS Phan Huy Lê cho hay.
Ông Nguyễn Tiến Hà, nguyên Đoàn viên Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu cho rằng, việc viết về cách mạng tháng 8 một cách cẩn thận và tỉ mỉ sẽ giúp cho thế hệ trẻ biết được về cuộc chiến vĩ đại của dân tộc. "Dân ta phải biết sử ta, không thể để người trẻ nói Hưng Đạo Đại Vương là anh của Trần Quố🅘c Tuấn, hay Quang Trung là anh trai của Nguyễn Huệ được", ôꦰng Hà nói.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng đồng tình, bài học về Cách mạng tháng 8 cần tổng kết và nói kỹ, không chỉ để cho quá khứ, mà còn để vận dụng ở hiện tại và tương lai. Năm 1945 Việt Nam đã thắng lợi cả chính trị lẫn quân sự, thắng lợi mà thành phố không tan hoang, đó là nhờ nhân dân. Vì vậy, nguyên Tổng bí thư đề nghịღ GS Phan Huy Lê tổng🦂 kết lịch sử nên có phần này.
Hoàng Thuỳ