Hôm qua thông tin GS.TS Võ Tòng Xuân qua đời khiến nhiều người tiếc thương chuyên gia nông nghiệp hànꦓg đầu, suốt cuộc đ﷽ời đồng hành với sự phát triển cây lúa và nông dân.
Sức khỏe của ông giảm sút từ cơn nhồi máu cơ tim cách đây gần 2 năm, sau đó bác sĩ phát hiện thêm bệnh ung th🦂ư dạ dày. Ông Võ Tòng Anh - con trai GS Võ Tòng Xuân, kể hai tháng trước, dù hơi yếu ông vẫn trò chuyện ꦺvới báo chí tại nhà riêng, người thân nhiều lần xin cắt ngang, nhắc ông uống thuốc. Những ngày cuối đời bên giường bệnh, ông trăn trở nhiều về đề tài xuyên suốt: Cây lúa và người nông dân; làm sao chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu; nông dân làm giàu từ cây lúa...
"Cha hay kể về các họ♌c trò cũ, mắt rưng rưng mỗi khi nhắc lại công cuộc chống 'giặc rầy nâu', cải tạo đ𒁃ất phèn ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười một thời", ông Võ Tòng Anh nhớ lại.
Trận chiến chống rầy nâu
GS Võ Tòng Xuân sinh ngày 6/9/1940 trong gia đình có 5 anh em ở vùng Bảy Núi, An Giang. Học xong trung học đệ nhất cấp (tương đương THCS), nhà nghèo cậu bé Xuân lên Sài Gòn vừa đi học vừa đi l�ꦓ�àm nuôi các em.
Năm 1961, lúc này đang học Kỹ thuật Cao Thắng, ông nộp đơn dự thi và trúng tuyển Đại học Nông Nghiệp Los Baños,𓂃 Philippines. Ra nước ngoài học ngành mía đường, nhưng sau đó ông lại làm nghiên cứu sinh cho Viện lúa quốc tế IRRI. Sự nghiệp ở cái nôi nghiên cứu lúa gạo nổi tiếng thế giới đang trôi chảy, năm 1972 ông về nước theo lời mời của GS Nguyễn Duy Xuân, Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, về trường phụ trách khoa nông nghiệp.
Bốn năm sau ông tiếp tục sang Nhật Bả🦹n lấy bằng "bác sĩ nông học" (tương đương tiến sĩ) rồi trở về nước tìm cách khắc phục sản xuất sau chiến tranh.
PGS TS Lê Việt Dũng - nguyên hiệu phó Trường đại học Cần Thơ, là một trong những thế hệ học trò c꧅hia sẻ, thầy Xuâꦅn không chỉ có chuyên môn sâu, mà còn đa tài, người đầu tiên đặt nền móng cho lĩnh vực khuyến nông trong nước.
Sau khi về nước từ Philippines, ông cùng các cộng sự nghiên cứu chọn ra các giống lúa mùa hiệu quả nh🅘ư IR30 thay thế các giống cũ. Để phổ cập kiến thức canh tác cho nhà nông, ông đề xuất Đài phát t𓄧hanh Sài Gòn mở chương trình "Gia đình Bác Tám".
Đây là chương trình giáo dục về canh nông do ông viết kịch bản k𓃲iêm diễn viên nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn. Nhờ phát sóng lúc 5h trước khi nông dân ra đồng, lối diễn xuất bình dân, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, chương trình nhanh chóng được khán giả hâm mộ. Sau này nhiều đài phát thanh, nhất là ở miền Tây, làm theo.
Nhưng dấu ấn lớn nhất của GS Xuân vไới người dân miền Tây phải kể đến là công cuộc chống dịch rầy🌊 nâu, từ năm 1976 đến 1978.
Nguyên viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, TS Lê Văn Bảnh, nhớ lại thời điểm ông mới tốt nghiệp đại học cũng là ꦐlúc miền Tây xuất hiện dịch rầy nâu giống mới, tàn phá các đồng lúa năng suất cao. Hàng trăm nghìn nông dân vì rầy nâu lâm cảnh trắng tay, phải bỏ nhà dắt díu đi xứ khác.
TS ꧅Xuân khi ấy đã đánh điện tín cho Viện lúa quốc tế IRRI nhờ giúp đỡ, sau đó được gửi sang hỗ trợ 4 loại giống kháng rầy. Sau khi thử nghiệm, ông nhận thấy giống IR36 là ưu việt nhất, phát triển rất nhanh, thích hợp để đưa vào gieo trồng. Nhưng vì tài nguyên có hạn, ông cùng các cộng sự sau đó sáng tạo ra phương pháp cấy một tép, khi cây lúa được 3 nhánh sẽ tiếp tục tách ra và nhân giống.
Thiếu nhâꦬn lực và sợ dân đói, ông đề xuất hiệu trưởng tạm đóng cửa trường. Hơn 3.000 sinh viên từ khoa nông học đến sư phạm, văn khoa, luật, ngoại ngữ sau đó được tập huấn cấp tốc kỹ thuật nhân giống lúa.
Hai tấn lúa giống kháng rầy vượt trội IR36 ra đời sau vài 🙈tháng làm việc cật lực của hàng nghìn thầy trò. Kết thúc khóa học, mỗi nhóm 2-3 sinh viên mang một kg lúa giống, tỏa đi khắp các cánh đồng để nhân giống và hướng dẫn nông dân cách canh tác.
Hai tháng sau, khi 🅘lúa phát triển ổn định, sinh viên bàn giao thửa ruộng cho cán bộ nông nghiệp xã. Lúa thu hoạch tiếp tục được nhân rộng cho các ruộng trong vùng. Bằng cách này, chỉ mất hai mùa, giống lúa kháng rầy bao phủ cả miền Tây. Thời gian này ông cùng với cộng sự lai tạo nhiều giống lúa năng suất cao, giá thành rẻ, thích 🌌ứng nhanh với biến đổi môi trường.
Nhạy bén với cái mới
Thắng giặc rầy nâu xong, ông tiếp tục quan tâm đào tạo nâng cao chất ♛lượng đội ngũ cán bộ kế thừa. Những năm 1981-1982,꧒ khi là phó hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ, GS Xuân đề xuất đưa cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài về nông nghiệp, cải tạo đất đai. Những người đầu tiên của chương trình này gồm GS.TS Võ Thị Gương, GS.TS Lê Quang Trí... Các cán bộ được đào tạo ở nước ngoài đã đóng góp nhiều trong giảng dạy, phát triển nông nghiệp, nhất là ở miền Tây.
Ông cũng là người nắm b♚ắt công nghệ rất sớm. Năm 1988, Trường đại học Cần Thơ là đơn vị đầu tiên trong cả nước sử dụng email giao tiếp với thế giới, thông qua máy chủ và đường truyền từ Thụy Điển, do ông liên hệ nhờ hỗ trợ. Lúc này, trường cũng trang bị được vài máy tính thế hệ 286 để các bộ giảng viên là🅘m việc, phục vụ việc đào tạo hiệu quả hơn.
"Nhiều thế hệ chúng tôi sau này học theo thầy Xuân, thấy cái gì mới, ưu việt là tiếp thu, kéo về, chuyển giao để phục vụ phát triển, không riêng gì nông nghiệp🐻", PGS.TS Lê Việt Dũng nói.
Sự ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng được ông thể hiện khi tham gia ba kỳ Quốc hội (VII, VIII, IX, kéo dài từ 1981 đến 1997). Ngoài những phát biểu ấn tượng, ông gây chú ý tại kỳ Quốc hội những năm 1990 khi "xách laptop to gần bằng mặt bàn" đi họp, trong khi các ওđại biểu ghi chép vào sổ tay.
Tuy nhiên, cũng chính vì quá nhạy bén với cái mới, có lúc ông GS Xuân gặp khô💫ng ít rắc rối.
Thời điểm đầu những năm 1980, việc sản xuất tại một số tập đoàn ở miền Tây thường rơi vào cảnh đình trệ, người nông dân không có động lực canh tác. Ông Xuân khi ấy gợi ý cho nông dân thay vì làm theo kiểu hợp tác xã chuyển sang làm khoán, sau khi nộp đủ phần định mức người trồng lúa đꦆược giữ lại phần dư. Sản xuất có hiệu quả, nhưng cách làm thời điểm này lại đi ngược với chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp.
"Vậy là sau đó họ điện tín cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long🐻 yêu cầu gần như cấm cửa Võ Tòng Xuân", GS Xuân kể lại câu chuyện với một số phóng viên hồi cuối năm 2023, cho biết mình sau đó may mắn được các ꧒nhà lãnh đạo giai đoạn này chiếu cố cho qua vụ việc.
Năm 1988, Trung ương đưa ra các chính sách thoáng hơn về khoán sản xuất, trong đó có khoán 10 (Nghị quyết số 10), hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Người dân được trao quyền sử dụng đất cùng mức khoán lâu dài. Từ một nước thiếu đói, chỉ một năm sau cải cách sản lượng lúa gạo cả nư🔯ớc đạt 21,5 triệu tấn, bắt đầu có dư để xuất khẩu.
Giáo sư thích thực địa bằng xe ôm, cầu khỉ
Ở tuổi ngoài 80, GS Võ Tòng Xuân vẫn thích ngồi𒐪 xe ôm, tắc ráng, đi cầu khỉ đến các vùng sâu xa để khảo sát thực địa.
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân kể thời gian dài cùng với GS Xuân tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình Điều tra cơ bản tổng h🅘ợp Đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990). Hai 🤡ông sinh cùng năm 1940, đều quê An Giang, nên có nhiều kỷ niệm với nhau, đặc biệt là những chuyến công tác qua các kênh rạch, cánh đồng phèn nặng ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và rừng U Minh...
Chính những chuyến thực địa vượt qua nhiều cầu khỉ cheo leo đã giúp GS Xuân thành công trong cải t🔜ạo đất, nâng cao năng suất cây trồng. Vùng Bắc Long An và Hồng Ngự (Đồng Tháp) một thời nhiễm phèn nặng được ông hướng dẫn xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt thau chua, rửa mặn. Vôi bột sau đó được rải để trung hòa axit trong đất, cải thiện tình trạng pH và tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Hai vị giáo sư còn chung đoàn công tác tới Mỹ vào tháng 11/1981 - thời điểm khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. Ở chuyến đi này, ngoài nội dung khoa học (GS Trân chuyên về Toán, Tin Học, GS Xuân chuyên Nông nghiệp), hai ông đều nói rõ cho người Mỹ thấy việc dỡ bỏ cấm vận, bình thường hóa qu🐷an hệ giữa hai nước là điều đúng đắn, cần làm.
Sau chuyến đi, ông Võ Văn Kiệt lúc này với vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ⭕ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, đã mời hai giáo sư tới để hỏi về kết quả, dư luận ở 🍬Mỹ và về cuộc sống của người Việt mới sang...
Trong ký🍷 ức của cộng sự, GS Võ Tòng Xuân còn là người đắm mình trong công việc. Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, nhớ lại lần công tác chung Đài Loan năm 2005. Khi làm xong thủ tục, mọi người đều tranh thủ nghỉ ngơi sau hành trình dài, còn GS Xuân vẫn mở máy tính làm việc, ngồi xếp bằng cạnh một lối đi nhỏ ở sân bay.
Theo ông Lam, suốt hành trình khi được hỏi, vị giáo sư trả lời điều kiện làm việc của ông chỉ cần có máy tính và ổ cắm điện, không quan trọng ngồi ở chỗ nào. "Thời gian 3 tuần ở Đài Loan, hầu hết viện nghiên cứu, trường đại học đều căng༺ băng rôn đón ông ấy với câu: Chào đón sư phụ", ông Lam nói, cho biết dù lớn tuổi nhưng giáo sư không nề hà công việc, có khi làm phiên dịch hay giới thiệu cảnh vật những nơi đoàn ghé.
GS.TS Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long, cũng kể thầy Xuân lao động bằng tinh thần không mệt mỏi. Thầy khuyến khích cộng sự sáng tạo, phát triển chứ không máy móc, áp đặt🤪. Đặc biệt, ông rất chú trọng đào tạo thế hệ trẻ kế cận. Năm 2005, khi mới gầy dựng Đại học An Giang, với vai trò hiệu trưởng, ông đã mời bà xây dựng bộ môn công nghệ sinh học cho trường.
"Thầy bảo đã tìm hiểu và biết một số đơn vị ở nꦓước ngoài mời tôi làm việc với mức lương 5.000-6.000 USD mỗi tháng, nhưng 🍃ông khuyên tôi ở lại vì ít tiền hơn nhưng giúp được thế hệ trẻ", GS Lang nói. Sau đó bà Lang đã quyết định ở lại giúp Đại học An Giang trong 5 năm với mức lương tượng trưng nhưng cảm thấy ý nghĩa khi hợp tác với thầy trong công việc vì các thế hệ tương lai.
Tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của GS Xuân cũng được PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm tim mạch♑, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khâm phục khi trực tiếp điều trị cho ông gần 2 năm qua.
"GS Xuân là người có khả năng làm việc rất mãnh liệt. Ở bệnh viện hay k𓃲hi tại nhà, mỗi khi sức khỏe hồi phục, ông đều ngồi vào bàn mở máy tính đọc tài liệu, bàn luận đề tài khoa học, giảng bài cho sinh viên qua online", BS Vinh nói.
Hoàng Nam - An Bình - Ngọc Tài