Chủ nhật, 11/11/2018, 11:34 (GMT+7)

Guardiola và 10 năm thay đổi bóng đá thế giới

Chọn Pep Guardiola làm HLV hè 2008, Barca không chỉ làm thay đổi lịch sử CLB, mà còn góp phần xoay chuyển cục diện bóng đá thế giới.

*Trận Man City - Man Utd: 23h30 Chủ nhật 11/11.

Niềm tin mà Joan Laporta (phải) đặt vào Guardiola đã cho kết quả mỹ mãn với Barca, đồng thời tạo nên hiệu ứng thay đổi rộng khắp trong bóng đá thế giới. 

Pep Guardiola chạm trán Jose Mourinho, cậu bé nhặt bóng của Barca chạm trán người phiên dịch của đội bóng ấy. Số phận đã buộc họ trở thành những kỳ phùng địch thủ của nhau. Hôm nay, họ tái ngộ giữa lòng một trận derby Manchester, trong cuộc đối đầu khởi đi từ một quyết định mạo hiểm cách đây 10 năm: Barca từ chối Jose Mourinho mà trao ghế HLV trưởng cho Guardiola, đồng thời tạo ra bước ngoặt quan trọng nhất của bóng đá thế giới thế kỷ 21.

Mùa hè năm ấy, Barca sa thải Frank Rijkaard sau hai mùa bóng thất bại liên tiếp. Joan Laporta đang 📖đứng trước nguy cơ mất ghế Chủ tịch trước sự đe dọa dữ dội từ Sandro Rosell. Và ông quyết định đi một nước cờ mạo hiểm: từ chối Mourinho đang ở đỉnh cao danh vọng để bổ nhiệm Guardiola, HLV đội trẻ, chưa từng có kinh nghiệm cầm quân đỉnh cao. Nhưng Guardiola lại là học trò ưng ý nhất của Johan Cruyff. Bổ nhiệm Guardiola, tức là giương cao ngọn cờ về nguồn.

Guardiola ý thức rất🤡 rõ áp lực khủng khiếp đang chờ ông. "Tôi đã sẵn sàng vượt qua thử thách này. Nếu thấy mình không đủ khả năng, tôi đã chẳng nhận lời. Chúng tôi sẽ phải làm việc với cường độ cao ngay lập tức. Bất kỳ ai muốn đến với chúng tôi lúc này thì xin được chào đón. Nh𒁃ững người khác rồi sẽ muốn về với chúng tôi trong tương lai", Guardiola phát biểu khi được bổ nhiệm ở tuổi 37.

Trong bốn năm dẫn dắt Barca, Guardiola mang lại thành công chưa từng thấy cho CLB. 

Những gì sau cuộc bổ nhiệm đó còn hơn cả lịch sử. Vì chỉ trong vòng bốn  năm, Guardiola đã đưa Barca bước vào thời gian đẹp nhất lịch sử, với những đỉnh cao vượt qua cả "Đội hình trong mơ" của Johan Cruyff. Ông không chỉ thay đổi lịch sử Barca, mà còn làm thay đổi dòng🌜 chảy của bóng đá thế giới.

Trước khi Guardiola được bổ nhiệm, trường phái thực dụng đang lên ngôi. Liverpool của Rafael Benitez vô địch Champions League sau khi đánh b🍒ại AC Milan mỹ cảm của Carlo Ancelotti. Cũng Benitez, cùng với Mourinho đã làm nên những trận chiến thừa chiến thuật nhưng thiếu hào hứng từ Anh ra tới Champions League. Năm 2006, đội tuyển Italy lên ngôi vô địch thế giới, minh chứng rõ ràng cho việc catenaccio đang trở lại.

Đấy ꦿlà những tháng ngày mà Jorge Valdano, một trong những nhà hiền triết của bóng đá thế giới, gọi là những đêm trường. Ông đã đẻ ra thuật ngữ "phân treo đầu gậy" để mô tả sự khủng khiếp khi phải xem hai đội bóng phòng ngự đá với nhau. 

Valdano viết trên tờ Marca: "Treo phân trước đầu gậy, sao người ta có thể làm thế giữa một sân vận động hàng chục nghìn khán giả đang háo hức xem một trận bóng đẹp? Chelsea và Liverpool, của Mourinho và của Benitez, chính là những điển hình: đầy thể lực, rất căng thẳng và tận cùng thực dụng. Không có chuyền ngắn, không động tác giả, thay đổi nhịp độ trận đấu cũng không. Bật tường một hai, xâu kim, giật gót cũng khỏi có. Sự kiểm soát và nghiêm túc thái quá đã triệt tiêu năng lực sáng tạo. Drogba chơ🍒i hay nhất vì anh ta chạy nhanh nhất, nhảy cao nhất và lao vào đối phương hăng nhất. Nó khiến tài năng trở thành vô nghĩa và những người người Joe Cole trở nên vô dụng. Nếu bóng đá đi theo hướng này, ta hãy vẫy tay chào những điều tuyệt vời và mỹ cảm mà thế giới từng dõi theo suốt một thế kỷ trước".

Trước khi Guardiola bước ra ánh sáng trong giới HLV, bóng đá thế giới bị cho là đi trong đêm trường đen tối vì sự thắng thế của triết lý khô khan, thực dụng mà đại diện tiêu biểu là Mourinho và Benitez.

Guardiola tꦿự tách ra khỏi dòng chảy ấy. Thậm chí ông tự biến bản thân  thành môt phản đề. Thế giới cứ phòng ngự, ông tìm cách tấn công. Thế giới cứ vung tiền mua ngôi sao, ông quay đầu nhìn về đội trẻ. Cựu HLV AC Milan, Arrigo Sacchi, từng bảo bóng đá có thể chia thành hai thời kỳ là "trước Guardiola" và "sau Guardiola". Ông nói: "Trong suốt nửa thế kỷ, bóng đá đã chứng kiến sự tiến hóa liên hoàn từ Ajax đến Hà Lan, từ Milan đến Barcelona của Guardiola. Không có tiến hóa, bóng đá sẽ chết. Không dám mạo hiểm, ta bị buộc chặt vào quá khứ, trong khi cải tiến giúp ta thay đổi theo thời gian".

Guardiola không hề sáng tạo ra pr♋essing, cũng chẳng phải người đầu tiên nhìn ra sự ưu việt của cầm bóng. Tất cả triết lý của ông thực ra đều do Cruyff khai sáng. Nhưng thiên tài Isaac Newton từng nói: "Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn, đó là bởi vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ". Trên vai người khổng lồ Cruyff🅷, Guardiola đã tiến hành những cải tiến, để những triết lý năm nào trở nên sống động và khả dụng ở hiện tại.

Thứ bóng đá của Guardiola 🍬từng được gọi là "Tiki-taka", vốn bị chính ông  ghét cay ghét đắng. Tiki-taka là từ mô phỏng chuyển động đều đặn của kim giây đồng hồ, ẩn dụ cho cách chuyền bóng liên tục của Guardiola. Nhưng ông từng căm ghét thuật ngữ này tới mức gọi nó là "rác rưởi" khi ở Ba♐yern, bởi theo ông, tiki-taka chỉ là những chuyển động nhàm chán, trong khi thứ bóng đá mà ông hướng tới luôn nhanh chóng và bất ngờ.

Những thành công của Guardiola tạo ra hiệu ứng thay đổi tích cực cho bóng đá, khuyến khích nhiều đồng nghiệp khác đi theo thứ bóng đá mỹ cảm, giàu cảm hứng hơn, thay vì co ro trong tư duy thực dụng. 

Và thứ bóng đá ấy cũn✨g tạo cảm hứng rất lớn cho những đội bóng khác. Champions League mùa bóng trước khi Guardiola xuất hiện (2006-2007) có bình quân 2,47 bàn mỗi trận. Con số này của mùa trước là 3,21! Pressing dẫn trở thành mốt của bóng đá thế giới. Người người pressing, nhà nhà pressing. Trong các báo cáo của UEFA được dùng trong giảng dạy HLV, họ đã dùng tới thuật ngữ "hiệu ứng Guardiola".

Thật vậy. Có rất nhiều đội bóng chuyển đổi sang cách chơi cầm bóng, xem pressing là vũ khí tối thượng. Ở Champions League, Manchester City, Barcelona, Real Madrid, Bayern Munich, Juventus, Chelsea, Paris-Saint Germain... đều chơi theo đường lối tấn công. Ở Anh, Tottenham cũng cố áp đặt lối chơi lên đối thủ. Có những đội không lượng sức mình cũng học đòi pressing và chuốc lấy thất bại ꦗthê thả꧅m, như Stoke City, đã xuống hạng. Dẫu vậy, đá đẹp vẫn trở thành kim chỉ nam của bóng đá thế giới.

Không phải ngẫu nhiên là Guardiola xuất hiện với thứ bóng đá tấn công ngỡ như đã tuyệt chủng. Trước khi "xuống núi", đại hiệp xứ Catalonia đã có nhiều năm "luyện công" miệt mài. Thậm chí, ông suy nghĩ việc ấy từ khi còn là cầu thủ. Trả lời tờ The Times năm 2004, Guardiola nói: "Những cầu thủ như tôi sẽ sớm trở nên tuyệt chủng vì bóng đá ngày càng trở nên chiến thuật và cơ bắp hơn. Có quá ít thời gian để suy nghĩ, ở đa số CLB, những cầu thủ đều được ghim vào những vị tr🦹í cố định. Sự sáng tạo nếu có cũng chỉ diễn ra trong khuôn khổౠ".

Nghĩ khác, làm khác. Guardiola đã dành phần lớn thời gian trong đời để suy nghĩ. Khi Mourinho và Benitez vươn lên đỉnh cao của "nghệ thuật phòng ngự", đấy là lúc Guardiola âm thầm chờ cơ hội của ông. Và năm 2008, khi được bổ ꧂nhiệm làm HLV trưởng của Barca, Guardiola chính thức cho cả thế giới xem công trình ông đã ngày đêm ấp ủ.  

Chiến thuật bóng đá, với Guardiola, là hành trình tìm tòi, sáng tạo và đổi mới tư duy không ngừng nghỉ. 

Guardiola lật ngược toàn bộ sa bàn chiến thuật lại. Những thứ ngỡ như hằng số, ông chuyển thành biến số. Guardiola xóa tan những xiềng xích, kích thích sáng tạo, ông đẩy hậu vệ biên lên đá như tiền đạo cánh, biến tiền đạo cánh thành trung phong, kéo tiền vệ trung tâm lùi về đá như trung vệ. Trong lúc các HLV kéo đội hình xuống thật thấp, Guardiola lại đẩy đội hình lên thật cao. Người ta đoạt bóng lại trên sân đội ông, Guardiola lại cố đoạt nó trong chân người ta. Người ta cố phá bóng ra xa khung thành, Guardiola giữ bóng ngay trên sân nhà để triển khai tấn công.

Hãy tưởng tượng cảnh Mourinho và Benitez đang nhìn nhau trừng tr💙ừng trên bàn cờ, người này đi một nước, người kia suy nghĩ nửa tiếng lại đánh lạ𒊎i một nước thì một thanh niên 37 tuổi - Guardiola - bước đến, lật tung bàn cờ lên và nói: "Đây không phải là cách chơi cờ". Rồi từ đó, Guardiola  lập ra một bàn cờ mới, khiến cả thế giới phải vò đầu bứt tai để giải. Từ sự thống trị của Barca, các hảo thủ của xứ Catalonia lên đội tuyển và giúp Tây Ban Nha thống trị thế giới. Suốt nửa thập kỷ từ 2008-2012, người ta kính ngưỡng cách chơi của Barca và tuyển Tây Ban Nha. Rồi từ kính ngưỡng, người ta học theo. Rồi từ đó, những biến thể của tiki-taka ra đời.

Vấn đề là trong những biến thể của Guardiola, vẫn không có biến thể nào tốt hơn của... chính ông. Ngay tại Man City này, ông thật sự đã tạo ra một con quái vật. Man City tấn công ào ạt như sóng biển, đa dạng tinh quái. Ngày ♎xưa Barca chỉ chơi bóng ngắn, bây giờ Guardiola nâng cấp lên, bóng dài, bóng trung bình Man City cũng đều nguy hiểm. Và lối chơi ấy vẫn chung quy là khiến cho đối phương cảm thấy bất lực. Michael Carrick trong cuốn tự truyện mới phát hành cho biết anh đã... trầm cảm sau khi thua Barca ở chung kết Champions League 2009. Cảm giác không được chơi bóng theo ý muốn, phải làm chiếc bóng của đối thủ đã dày vò anh nhiều năm sau đó.

Mourinho và Guardiola, những người muôn năm cũ ở Barca, sẽ tái ngộ ở derby Manchester, lúc 23h30 hôm nay 11/11, giờ Hà Nội.

Hôm nay, Carrick có lẽ sẽ thấy bóng ma ấy trở lại, khi ngồi trên băng ghế huấn luyện, nhìn Man Utd của anh đấu Man City. Những cố nhân năm nào sẽ tái ngộ. Guardiola đã mới lại càng mới hơn, Mourinho vẫn giữ tư duy thủ cựu bất biến, nhưng lại cực kỳ khó lường trong thế cùng đường. Định mệnh nào đang chờ Mourinho giữa trận derby sinh tử này? Nghệ thuật phòng ngự sẽ trở lại, hay hoàn toàn bị tiêu diệt trước những ngọn sóng trào màu xanh?

Mười năm sau khi lấy việc của💧 Mourinho ở Barca, Guardiola đang đứng trước cơ hội tước đi những gì Mourinho đang có, một lần nữa.

Hoài Thương tổng hợp