Một buổi tối tháng 6, Trang cặm cụ꧂i chốt đơn hàng rồi gói ghém lại cẩn thận để kịp giao cho khách. Cô gái 27 tuổi với đôi tay co quắp, các ngón tay dính chặt vào nhau, cố gắng kiểm tra lại từng bọc hàng. Đây là công việc giúp Trang trang trải cuộc sống và có thêm tiền để điều trị bệnh, sau khi nghỉ công việc giáo viên.
"Thoạt nhìn🀅, chắc Trang cũng giống mọi người thôi vì những vết sẹo ở chân và tay đã được che đi bằng quần áo, còn vết sẹo ở tai thì chỉ cần xõa tóc là được. Tuy nhiên, cú sốc về vụ nổ bốn năm về trước vẫn là♏ nỗi ám ảnh khó diễn tả bằng lời. Lâu lắm rồi mình chưa được ngủ tròn giấc", giọng Trang chùng xuống.
Tháng 9/2016, Lý Đài Trang đến trường sớm để chuẩn bị cho ngày khai giảng. Trong lúc trang trí, quả bóng bơm khí hydro trên tay cô phát nổ. Toàn thân cô giáo 23 tuổi khi đó bốc cháy như cây đuốc. Ngay lập tức, Trang chạy đến bể bơi bên cạnh nhưng không có nước, phải xả nước từ vòi để dập lửa. Sau đó, cô được đưa đến bệnh viện đa khoa Thái Nguyên sơ cứu và chuyển xuống Viện Bỏnꦆg quốc gia Lê Hữu Trác, Hà Nội, cꦏùng ngày.
Nhớ lại cảm giác hôm đó, Trang nghẹn🔴 ngào: "Chỉ vỏn vẹn mấy phút thôi mà xáo trộn toàn bộ cuộc đời".🌄
Lúc nhập viện, chân và tay Trang băng kín, hai tai đỏ như trái cà chua, toàn thân đau ꦯđớn. Các bác sĩ dùng kéo cắt từng lớp băng rồi vệ sinh da. Bác sĩ yêu cầu cạo tóc để tránh nhiễm trùng vết thương nhưng cô không đồng ý. Sau đó, gia đình và bạn bè thuyết phục "muốn sống thì phải cắt tóc", cô mới chấp nhận.
Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh điều trị chính cho꧑ Trang, cho biết bệnh nhân và một cô giáo khác nhập viện trong tình trạng bỏng nặng, bỏng rộng, bỏng đường hô hấp trên và có sốc bỏng, tinh thần hoảng loạn. Trang là bệnh nhân nặng hơn với diện tích tổn thương bỏn💎g trên da hơn 40 % và bỏng sâu hơn 20% , chủ yếu ở chân và rải rác ở thân mình.
Sau khi chống sốc, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt hoại tử và ghép da. Bác sĩ tại khoa hồi sức cấp cứu đã lấy vạt🤡 da ở các vị trí khác ghép vào chân và tay cô.
Theo bác sĩ Minh, trong điều trị bỏng, tâm lý chiếm đến 50% thành công điều trị. Biết bệnh nhân là giáo viên trẻ tuổi, anh dành nhiều thời gian để động viên, hỗ tꦗrợ giúp cô phục hồi tâm lý, tránh suy nghĩ tiêu cực, muốn từ bỏ cuộc 🔯sống.
Trang trải qua bốn cuộc phẫu thuật trong 40 ngày tại bệnh viện. S❀au đó, cô xin vềꦫ nhà điều trị.
Ngày trở về nhà, Trang trầm cảm, ngại ra đường, từ chối gặp mọi ꦜngười. Cô đội mũ để che đi mái đầu trọc. Cô nói với mẹ sẽ không bao giờ đi ra ngoài nữa vì sợ ánh mắt kỳ thị của mọ🍨i người. Trang cũng sợ ra phòng khách, nơi đặt một chiếc gương lớn khiến cô phải nhìn lại vết thương trên cơ thể mình.
Mỗi ngày, cô chỉ ngủ được hai đến ba tiếng vì cơn đau hành hạ. Sáng ngủ dậy, cơ thể thường bị cứng lại, các cơ không vận động linh hoạt. Bác sĩ khuyên nên vận động tay, chân, đi bộ nhưng khi di chuyển khiến vùng da bỏng bị rách, chảy máu và rất lâu lành. Ngoài ra, vụ nổ còn ảnh hưởng đến cơ khiến hai tay Trang bị co quắp, các ngón dính vào nhau rất khó cử động💯.
Một lần, cô được mọi người động viên ra ngoài để tinh thần thoải mái. Cô muốn quay lại trường và gặp mọi người. Khi trở lại lớp học, đám học trò nhỏ vây quanh cô, tròn𝄹 xoe mắt hỏi "Ôi sao 🦩tay mẹ Trang xấu thế? Mẹ Trang bị bỏng à?".
Cô bật khóc ♎giữa đám đông rồi vội vàng quay đi để các em đỡ sợ. "Có sống được không hay là mình chết đi?", ý nghĩ nhen lên trong đầu cô gái đang bất lực. "Tương lai, sự nghiệp hay ngoại hình, tôi mất trắng".
Trang cố bình tĩnh tìm cho mình lý do để sống và thuyết phục bản thân nếu sống thì phải sống thế nào. "Một là tiếp tục ở trong nhà, xấu xí, ăn bám bố mẹ hai là dù không còn xinh đẹp như trước nhưng vẫn phải sống có ích, sống đẹp nhất với những gì mình có". Lấy gia đình và bạn bè làm động lực, cô tìm lại thăng bằng. "Tôi cũng không muốn bỏ rơi chính mình"🐽, Trang nói.
Năm 2018, Trang phẫu thuật thẩm mỹ tay để các ngón tay có thể tách nhau ra, cử động dễ dàng hơn. Hàng ngày, cô phải💞 uống thuốc giảm đau "thay cơm", uống kháng sinh để vết thương nhanh lành.
Tự nhận mình vẫn còn may mắn, Trang kể về những bệnh nhân bỏng nặng 🌱khác điề𝓀u trị. Có lần, Trang chủ động nói chuyện với những người bệnh bị bỏng khác để động viên nhau vượt qua, như Lan Vy - cô gái bị hôn phu tạt axit. Trang cũng tìm hiểu những phương pháp chữa bỏng, không còn than trách hay nhắc lại sự cố bốn năm trước dù vết thương vẫn gây đau nhức mỗi ngày.
Ngoài ra, cô tranh thủ bán hàng online để trang trải cuộဣc sống. Cô cho biết đây là công việc đã từng làm khi đi học 🌸nên không mất nhiều thời gian làm quen. Bán hàng qua mạng không phải di chuyển nhiều, lại có thể kiếm tiền, cô mừng bởi cảm giác bản thân không vô dụng hay vì bệnh tật mà trở thành gánh nặng của gia đình.
"Hiện tạಞi mình đã học chấp nhận sự thật và sống ch🐎ung với nó. Có gia đình và bạn bè bên cạnh giúp mình vượt qua khó khăn", Trang nói.
Thùy An