Cơn mưa lớn vào rạng sáng 21/7 làm nhiều tuyến đường tại TP Hà Giang ngập sâu cả mét, hàng trăm ngôi nhà bị nước tràn vào. Nhiều đường huyết mạch đã bị sạt lở và ngập cục bộ. Tuyến quốc lộ 2 từ Tuyên Quang đi Hà Giang đang tạm thời bị tê liệt do sạt lở đất đá.
Đánh giá về tình hình ngập lụt báo động tại một tỉnh miền núi như Hà Giang, độc giả Nguyễn Vũ Phong cho rằng nguyên nhân không chỉ nằm ở thời tiết bất thường: "Mưa 100 mm/24h mà ngập như vậy, trong khi theo tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng thì ít nhất c♕ũng phải 150 mm/h, như vậy thì vấn đề nằm ở sai sót do thiết kế hay là do sai trong quá trình xây dựng, vận hành, cần phải làm rõ.
Cùng chung nỗi băn khoăn, bạn đọc Khanh đặt dấu hỏi: "Tôi đang đang hơi băn khoăn một chút là nước ở đâu ra mà lắm thế? Tôi không nghĩ trời mới mưa từღ tối mà nước đã chảy xối xả n🅘hư tháo cống vậy. Vì thế, thiết nghĩ, nếu không mưa mà có nước ngập như vậy là vô lý".
Nhận định về nguyên nhân sâu xa của hiện tượng ngập lụt tại Hà Giang, độc giả Phuoc Tam Nguy bày tỏ quan điểm: "Nhìn gần thì nói là thiên tai nhưng nhìn xa hơn theo tôi đó là do con người. Chúng ta làm đường sá, xây nhà cửa, lấp kênh rạch, bê tông hóa mặt đất... nên khi có mưa lớn thì lập tức sẽ ngập úng và lũ. Nước đâu còn thấm được 𝔉xuống đất mà chỉ còn có thể chảy thành dòng trên những con đường, ngập vào nhà cửa. Ngày trước, đây là đặc sản của những thành phố lớn nhưng bây giờ thì ở đâu cũng vậy, hễ có mưa l🐻à có ngập.
Đồng quan điểm, bạn đọc Dvt nhấn mạnh: "Đất không có chân, đồi trọc thì làm sao không sạt lở được? Phải có𝄹 kế hoạch lâu dài, nếu không sẽ lập lại thường xuyên và hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa".
"Với các tỉnh như Hà Giang mà lụt do mưa lũ như thế này thì có thể do diện tích rừng bao phủ giảm, dẫn đến lượng nước đổ về trong cùng một thời gian tăng cao", độc giả Nguyễn Nam bổ sung thêm.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.