Các ngân hàng đang chờ nhau hạ lãi suất USD. |
Trên thực tế, nhiều khách hàng xuất khẩu ở khu vực phía Nam đang thích vay USD vì lãi suất thấp hơn nhiều so với VND. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (VCB), đây là thời điểm rất tốt cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn bằng đồng USD và cũng là thời điểm tốt nhất để gửi VND. Bởi mức lãi suất tiết kiệm USD kỳ hạn một năm của các ngân hàng﷽ cao nhất cũng chỉ khoảng 2,2-2,4%/năm; trong khi🔯 lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn một năm lên tới 8,4%-8,64%/năm.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm 50 điểm cơ bản đã tác động không nhỏ tới lãi suất tiền gửi và việc huy động USD của các ngân hàng Việt Nam. Cuối giờ chiều 8/11/2002, VCB✅ chi nhánh Hà Nội đã công bố hạ lãi suất tiết kiệm USD xuống còn 1,6%/ꦬnăm (kỳ hạn 6 tháng) và 2,2%/năm (kỳ hạn 1 năm), đồng loạt giảm 0,2% so với trước.
Đại diện Eximbank cho biết, sẽ xem xét điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD trong tuần này, nhưng mức giảm không đáng kể và còn chờ động tĩnh của các ngân hàng khác. Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự nhưng phải tính toán kỹ lưỡng và mức giảm không lớn. Trong൲ khi đó, một vài ngân hang liên doanh tuyên bố vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi USD.
Theo nhận định của các chuyên gia, mức giảm lãi suất của VCB có thể coi là 🐎cột mốc của các ngân hàng khác. Một đơn vị có tiềm lực mạnh nhất về USD như VCB mà chỉ giảm 0,2% ở các kỳ hạn thì các ngân hàng khác sẽ không giảm lớn hơn mức này, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
Trước đó, do nhu cầu vốn ngoại tệ tăng mạnh, các ngân hàng buộc phải nâng lãi suất huy động USD cao hơn mức mà họ gửi tại nước ngoài. Lãi suất huy động USD kỳ hạn một năm thường từ 2,4%/năm trở lên, 6 tháng thì từ 1,8%/năm trở lên; trong khi mức lãi suất gửi tại nước 🐠ngoài dao động từ 1,5 đến 1,8% (hiện giờ còn thấp hơn). Hiện nay, số lượng vốn USD cần giải ngân đối với các dự án trọng điểm mà các ngân hàng quốc doanh đã cam kết là rất lꩵớn, chưa kể đến việc nhu cầu vay USD của khách hàng hiện đang tăng. Nếu hạ lãi suất, một số ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn ngoại tệ.
Quyết định của Fed sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trên 5 mặt sau: - Thứ nhất, lãi suất USD ở Việt Nam sẽ được các ngân hàng thương mại cắt giảm, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm dự kiến sẽ không vượt quá 2% (hiện nay là 2,4%). Đồng thời lãi suất cho vay cũng phải giảm theo. Nguyên nhân chính là do các ngân hàng đang có hàng tỷ USD đang gửi ở nước ngoài, khi lãi suất ở Mỹ giảm thì các ngân hàng này buộc phải giảm lãi suất huy động và cho vay ở trong nước. - Thứ hai, tỷ giá VND/USD năm 2002 sẽ tăng thấp hơn tốc độ tăng 3,4% của năm 2000 và 3,8% của năm 2001, thậm chí tốc độ tăng sẽ không vượt quá 2,5% (10 tháng năm 2002 chỉ tăng 1,9%). - Thứ ba, lượng kiều hối chuyển về nước năm nay ước tính sẽ vượt mức 2,3 tỷ USD của năm 2001. Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, dự kiện có thể mang lại nguồn thu trên 1 tỷ USD. Việc Fed cắt giảm lãi suất, lượng kiều hối gửi về cũng như tiêu dùng của khách du lịch tại Việt nam có thể tăng cao hơn dự kiến. - Thứ tư, lãi suất USD giảm, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng, do đó giá vàng trong nước cũng sẽ tiếp tục tăng sau khi đã tăng tới 18,2% trong 10 tháng đầu năm 2002. - Thứ năm, trong khi xuất khẩu của cả nước 8 tháng còn giảm, 9 tháng chỉ tăng 3,2% thì xuất khẩu vào thị trường Mỹ 8 tháng đã đạt 1,32 tỷ USD, tăng tới 84,6%, ước 9 tháng tăng trên 90% và dự đoán cả năm có thể đạt 2 tỷ, cao gần gấp đôi so với mức 1,023 tỷ USD đã đạt trong năm 2001. Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD giảm sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu. |
(Theo Thanh Niên)