Ý tưởng "rừng trong đô thị" có thể hiểu đơn giản là tổ chức những khoảng không gian cây xanh rất lớn với quy mô rộng từ một đến vài chục ha ở khu vực trung tâm. Tại thủ đô của nhiều quốc gia phát triển, không gian rừng trong t𒆙hành phố đã xuất hiện từ lâu, đóng góp vào thương hiệu và tính nhận diện, giá trị tiện ích sinh thái đô thị như: khu công viên Millenium (New York), công viên Kuzminki (Moscow), công viên rừng Boulogne và Vincennes (Paris)...
Tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), từ những năm 1980, các nhà quy hoạch đô thị đã đề cập hẳn thành một khái niệm riêng là "Lâm nghiệp đô thị - Urban Forestry", trong đó các công viên rừng vùng Tokyo được quy hoạch thành một hệ thống kết nối liên thông để ma🐟ng đến cho thủ đô một diện mạo hấp dẫn đặc trưng riêng, giúp tạo thế cân bằng sinh thái với các khu dân cư mật độ cao.
Ngoài ra, còn một số mô hình như "Thành phố vườn - Garden City" được đưa ra lần đầu tiên năm 1898 của nhà quy hoạch người Anh Ebenezer Howard; hoặc mô hình Đô thị sinh thái - Ecology City với mật độ cây xanh cao ở Singapore - phù ⛎hợp với các đô th♌ị trẻ, hiện đại, quy mô vừa và nhỏ.
Tại Việt Nam, ý tưởng về quy hoạch tổ chức không gian xanh mật độ cao hay rừng trong đô thị không phải là mới. Cụ thể, Đà Lạt từng lần lượt áp dụng ý tưởng "chuỗi hồ sinh học" của KTS. Ernest Hébrad trong đồ án quy hoạch đầu tiên được duyệt (năm 1923), quy hoạch bố trí khu vực Đồi Cù bên cạnh hồ X♔uân Hương thơ mộng ở khu vực trung tâm trong đồ án quy hoạch (năm 1943) của KTS. Lagisquet và tiếp tục được🐎 kế thừa trong ý tưởng quy hoạch "Thành phố trong rừng - rừng trong thành phố" trong đồ án Quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn 2050 gần đây nhất.
Do điều kiện khác biệt giữa Hà Nội với các đô thị khác t♕rên thế giới và trong nước (như Đà Lạt), việc áp dụng mô hình rừng trong đô thị với khu vực trung tâm cũng phải có nhiều khác biệt. Nếu nhận diện cụ thể các các đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, định hướng phát triển kinh tế xã hội, có thể thấy việc tổ chức mô hình rừng trong trung tâm thành phố cũng không phải quá khó và sẽ đóng góp nhiều giá trị thiết thực cho thủ đô.
Khu vực nội đô lịch sử Hà Nội có diện tích 3.800 ha với 10 công viên, 32 vườn hoa, 20 hồ nước có đường dạo. Dù diện tích nội đô trên tổng diện tích toàn đô thị theo quy hoạch là khá thấp (chiếm 1,92%), bình quân 2,43 m2/người cho dân số 1,꧋8 triệu vào năm 2030, nhưng đa số vườn hoa công viên có vị trí khá tập trung có thể dễ dàng tổ hợp kết nối thành hệ thống không gian cây xanh diện tích lớn tại khu trung tâm đô thị như kinh nghiệm tại Nhật Bản.
Một số khu công v🤪iên có diện tích lớn và rất lớn như công viên Thống Nhất - xấp xỉ 51 ha, công viên Bách Thảo trên 33 ha, một số không gian hồ nước tự nhiên có đường dạo lớn như Hồ Tây 500 ha, Hồ Trúc Bạch🌃 9 ha, hồ Hoàn Kiếm 12 ha. Đây là cơ sở rất tốt nếu phương án quy hoạch đô thị Hà Nội tới đây vừa bảo tồn tối đa các không gian xanh này, không cho phép san lấp, xâm hại dưới bất kỳ mục đích và phương thức nào; đồng thời có giải pháp thiết kế đô thị với riêng từng khu vực để gia tăng mật độ cây xanh theo các tầng, tán cây một cách khoa học.
Quy hoạch xây dựng đô thị mới của Hà Nội đang tập trung thúc đẩy nhanh chính sách di꧙ dời nhà máy, văn phòng... ra khỏi trung tâm. Các khu đấ♏t còn lại, ngoài dùng cho mục đích xây dựng hạ tầng đô thị (đường giao thông, trường học, dịch vụ thương mại...), có thể dành để tạo những không gian cây xanh lớn, kết nối đồng bộ với hệ thống cây xanh trên toàn đô thị.
Đối với các khu dân cư cũ, quy hoạch đô thị nén là cơ hội để tái phát triển đô thị theo hướngꦦ chuyển đổi từ các công trình thấp tầng sang các công trình cao tầng với chiều cao phù hợp, dành đất trống để gia tăng không gian cây xanh.
Hà Nội định hướng quy hoạch sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm. Trong đó, các bãi giữa, không gian đệm hai bên sông (đang chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp) sẽ được quy hoạch thành không gian cây xanh trung tâm quan trọng - một đi🦩ểm nhấn sinh thái cho cảnh quan đô thị đồng thời là không gian vui chơi, du lịch nghỉ dưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, luyện tập thể thao... thú vị cho người dân.
Rừn💎g trong thành phố tóm lại là một định hướng táo bạo và sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu Hà Nội quyết tâm hiện thực hóa.
Phạm Hoàng Phương