UBND TP Hà Nội tuần trước bꦕan hành kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục. Mục tiêu là số trường tư chiếm 21༒% tổng số trường học và 14-16% số học sinh vào năm 2025.
Trong đó, ở bậc mầm non, cả hai tỷ lệ này đều là 30%. Với phổ thôn🐻g (lớp 1-12), số trường tư trung bình đạt khoảng 13%, số học sinh từ 7 đến 40% (cao nhất ở☂ THPT).
Cuối năm học trước, Hà Nội có 2.875 trường, khối tư thục chi🉐ếm 20,6% với 330.000 học sinh. Riêng ở THPT, tỷ lệ học sinh trường tư đạt hơn 25%.
Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì kiểm tra, giám sát hoạt động trường tư, nhất là công khai học phí, ⛦tài chính và cam kết chất lượng; rà soát m𒀰ạng lưới trường học để phát triển xã hội hóa giáo dục.
🌃Các quận, huyện cần có kế hoạch thu hút nguồn lực xã hội, đầu tℱư cho giáo dục trên địa bàn, hỗ trợ các trường mua sắm thiết bị nếu cần thiết.
Năm học 2024-2025, Hà Nội có khoảng 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông, ♎đông nhất cả nước. Điều này tạo áp lực lên hệ thống trường công lập, sĩ số lớp ở tiểu học ở 28/30 quận, huyện vượt quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (35 học sinh một lớp). Đặc biệt, kỳ thi vào lớp 10 căng thẳng, như năm học vừa qua, khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS nhưng các trường THPT công lập chỉ có khoảng 77.000 suất học.
Từ nay đến 2025, S♕ở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường THPT. Ngoài ra, thành phố dự kiến xây thêm 16 trường, tổng vốn đầu tư gần 8.900 tỷ đồng.
Sở cũng nhận định quỹ đất ở nội đô hạn chế, khó dành đất xây trường nên nhiều lần kiến nghị được hưởng cơ chế đặc thù trong đánh giá trꦗường học đạt chuẩn, nâng t✅ầng và xây thêm hầm ở các trường nội thành...
Thanh Hằng