Chiều 27/4, tại cuộc họp ꦓBan chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, nội dung trên được nêu trong dự thảo quy định về giờ mở cửa hàng với một số ngành kinh doanh trên địa bàn.
"Vấn đề này đang được lấy ý kiến, đây cũng là điểm khác biệt của thành phố trong thực hiện chỉ thị 19 của Thủ tướng🦩", ông Chung nói.
Dẫn ý kiến chuyên gia, lãnh đạo Hà Nội cho rằng thành phố đang tồn tại nguy cơ lây 𒀰lan dịch do mật độ xe cộ vào giờ cao điểm sáng rất đông; khi các🃏 phương tiện dừng đèn đỏ sẽ không thể đảm bảo khoảng cách một mét, thậm chí "xe máy chen nhau và mọi người chỉ cách 50 đến 60 cm".
Để đảm bảo phòng dịch, Hà Nội dự kiến quy định các cửa hàng không thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu như thời trang, mỹ ♏phẩm..., chỉ được mở cửa từ 9h và không giới hạn giờ đóng cửa vào buổi tối.
"Khảo sát sơ bộ cho thấy doanh thu trước 9h của các cửa hàng không cao nên thành phố không khuyến khích mở sớm", ông Chung nói và nhận định, nếu làm tốt giải pháp trên sẽ giảm khoảng 600.000 đến 800.000 người t🀅ham gia giao thông trong giờ cao điểm (từ 6h15 đến 8h30).
Hà Nội dự kiến thực hiện giải pháp trên đến 31/12, sau đó tổng kết để xem xét hiệu quả đối với việc giãn cách x🌃ã hội và giảm ùn 💛tắc sẽ giao thông.
Tại cuộc họp, lãnh đạo thành phố nói huyện Thường Tín ♕và Mê Linh - hai địa phương nguy cơ cao, tiếp tục cách ly xã hội theo chỉ thị 16 đến ngày 5/5; hết thời hạn này, nếu không♎ phát sinh ca bệnh mới thì hai huyện được dỡ phong toả.
Từ nay đến đầu tháng🐬 5, xe chở nguyên vật liệu sản xuất được ra vào địa bàn Thường Tín và Mê Linh, với điều kiện giám sát y tế tài xế và phun khử trùng phương tiện.
Trước việc xuất hiện một số ca tái dương tính, trong ngày 25 và 26/4, thành phố lấy mẫu 35 trường hợp được chữa khỏi và đã ra viện để xét nghiệm, tất cả đều âm tính. "Ngành y tế phải lấy mẫu xét nghiệm hàng tuần đối với các trường hợp này", ông Nguyễn𝓀 Đức Chung nói.