Đó là đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Đạo Thúy, Hoàng Minh Giám, Khuất Duy Tiến - những tuyến có mật độ phương tiện giao thông đặc biệt cao, thường xuyên ඣùn tắc vào giờ cao điểm.
Riêng đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn L🐬ương, Tố Hữu nằm trên trục buýt nhanh BRT - trục giao thông xuyên tâm, tập trung phương tiện ra vào khu vực trung tâm nên lưu lượng phương tiện tăng cao, đặc biệt vào khung giờ cao điểm.
Giải pháp trên nhằm thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025, do HĐND ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚthành phố thông qua tháng 12/2021.
Việc mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến BRT, sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông, rút ngắn thời gian di chuyển và góp phần giảm thiểu ùꦡn tắc giao thông, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Sở đề xuất thực hiện dự án trong giai đoạn 2024-2027, với tổng kinh phí khoảng 225 tỷ đồng.
Kết quả khảo sát lưu lượng phương tiện trên tuyến BRT từ Cát Linh đến Yên Nghĩa cho thấy tại các điểm giao cắt và đầu cuối tuyến, đặc biệt là vào giờ cao điểm, lượng phương tiện đã vượt quá gấp 1,7-4 lần so với t🦄hiết kế, gây ùn tắc nghiêm trọng. Vào buổ𒐪i sáng, lưu lượng xe tập trung từ Yên Nghĩa về Cát Linh, còn buổi chiều theo hướng ngược lại.
Tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu dài hơn 8,5 ౠkm, dải phân cách giữa rộng 3-7 m (đoạn đầu Giảng Võ không có dải phân cách). Cả 4 tuyến đều có 3 làn xe mỗi chiều, trong đó một làn dành cho BRT và 2 làn hỗn hợp.
V༒iệc xén vỉa hè, dải phân cách để mở rộng đường được Hà Nội thực hiện từ năm 2015, đến nay nhiều tuyến đã được cải tạo theo hình thức này như 🙈Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai - Kim Mã...
Võ Hải