Bảy trường này đặt tại quận Hà Đông và huyện Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Thanh Trì, Sóc Sơn, Thạch Thất. Đây là kế hoạch𒐪 dự thảo, được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 28/3 của UBND thành phố Hà Nội.
Mỗi trường liên cấp có tối đa 68 lớp, trong đó tiểu học 20 lớp, THCS và THPT mỗi cấp 24 lớp. Ngoài khu phòng học và các phòng thiết yếu, các trườn🐻g sẽ có sân thi đấu trong nhà, sân tập võ, aerobic, cầu lông, sân tennis, bóng rổ, bóng đá, bể bơi, phòng gym, yoga, phòng sáng tạo nghệ thuật, khu cắm trại và hoạt động ngoài trời.
"Chủ đầu tư căn cứ tình hình thực tế để đề xuất làm thêm các hạng mục cần thiết, đảm bảo quy định", dự thảo nêu. Thành phố yêu cầu c𓆉ác quận, huyện khảo sát, xác định quy mô đầu tư các hạng mục.
Theo dự thảo, mỗi trường cần 130 giáo viên, 44 nhân viên. Để quản lý và vận hành 68 lớp học, ban giám hiệu các trường này sẽ có 5 thành viên, trong đó một hiệu trưởng, một hiệu phó phụ trách chung, mỗi hiệu phó còn lại quả💞n lý một cấp học.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường học thuộc quản lý của Sở, từ nay đến 2025. Ngoài ra, thành phố cần xꦆây thêm 16 trường, gồm 7 trường liên cấp. Tổng mức đầu tư cho 139 dự án này là 8.526 tỷ đồng, từ ngân sách thành phố.
Năm học 2022-2023, Hà ౠNội có khoảng 2,3 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Dự kiến trong năm tới, thành phố có khoảng 155.600 học sinh vào lớp 1, tăng 11.600 em. Số học sinh vào lớp 6 là 188.400, tăng 38.800 so với năm ngoái.
Thanh Hằng