Thông thường, một trận thua ở giữa mùa giải chẳng bao giờ có thể phá hỏng mọi thứ. Nhưng thể thức thi đấu của 🏅V-League 2021 lại khiến điều đó xảy ra với Hà Nội FC, nếu họ không kịp lấy ít nhất bảy điểm từ ba vòng cuối giai🧸 đoạn I. Thậm chí, dù có toàn thắng ba trận, do không đối đầu trực tiếp với đội nào đang xếp trên, nên Hà Nội FC cũng không thể tự định đoạt số phận, bởi có ít nhất bốn đội đang xếp trên họ cũng có thể làm điều tương tự.
Nhưng thật ra, việc có vào được top 6 để đua vô địch ở giai đoạn II hay không, với Hà Nội FC lúc này, không còn ý nghĩa gì nữa. Họ đang thua HAGL đến 12 điểm, thua Viettel đến chín điểm. Đây là những khoảng cách rất khó san lấp khi giải đã đi qua nửa chặng đường. Trong lịch sử V-League, chưa꧟ đội bóng nào có thể vô địch khi bị bỏ xa đến vậy sau 60% tổng s💜ố trận đấu. Màn ngược dòng ngoạn mục nhất trong lịch sử từng được Đồng Tâm Long An thực hiện năm 2006. Nhưng năm ấy, sau khi đá hết 50% số trận (12 trong 24 vòng), đội bóng của HLV Henrique Calisto cũng chỉ kém Đà Nẵng có 11 điểm.
Đây chưa phải🅰 là khởi đầu tệ nhất của Hà Nội. Năm 2009, ở mùa đầu tiên đá V-League, đội bóng của bầu Hiển - khi đó còn mang tên Hà Nội T&T - từng kết thúc lượt đi ở vị trí chót bảng, với 12 điểm qua 13 trận. Mùa 2016, đá năm trận♉ đầu tiên, Hà Nội T&T chỉ kiếm đúng một điểm, và sau 13 vòng đấu lượt đi (50% số trận) cũng chỉ được 22 điểm. Đó cũng là hai mùa hiếm hoi mà bầu Hiển phải quyết định thay HLV, và ngay sau đó, họ làm nên các cuộc ngược dòng khó tin. Năm 2009, Nguyễn Hữu Thắng từ Nghệ An ra thay Triệu Quang Hà và đưa đội về đích thứ tư, nhờ 27 điểm kiếm được ở lượt về. Năm 2016, Chu Đình Nghiêm lên thay Phạm Minh Đức, đưa đội đến chức vô địch nghẹt thở khi bằng điểm và đối đầu với Hải Phòng.
Nhưng những điều tuyệt vời đó hoàn toàn vô nghĩa lúc này. Không hẳn là do thể thức thi đấu quá khắc nghiệt, khiến Hà Nội không có cơ hội ngược dòng, mà cái chính là Hà Nội không còn là💦 đội bóng như họ đã từng. Thậm chí, đây còn là phiên bản tệ nhất trong lịch sử của Hà Nội.
Trận thua HAGL khắc họa rõ nét sự sa sút đó. Tháng 9/2018, ở vòng 23 V-League 2018, Hà Nội "vô đối" và đã vô địch, nên dù tung ra đội hình dự bị và đá như đi dạo, họ vẫn đè bẹp HAGL 5-3. Đấy là một cột mốc quan trọng của hai đội, bởi nó là màn so kè giữa hai lứa U19 đang là bộ khung của đội tuyển U23 tạo ra chiến tích Thường Châu hồi đầu năm 2🌃018. Kết thúc mùa 2018, Hà Nội thiết lập hầu hết các kỷ lục mới tại V-League, trong khi HAGL thủng lưới đến 53 bàn, cũng là một kỷ lục, nhưng tồi tệ.
Vậy mà mọi thứ thay đổi chỉ sau ba năm. Hà Nội lên phố núi trong tư thế của một đội bóng thất bại toàn diện, đang tìm đường trụ hạng chứ không phải tranh đua vô địch. Họ thay một HLV và chuẩn bị thay tiếp. Danh sách ra sân của họ có ba cầu thủ trên 30 tuổi, hai người khác cũng đã 29. Rồi khi gặp bế tắc, họ thay ai? Phạm Thành Lương, người đã 33 tuổi, vào thay Lê Tấn Tài 37 tuổi. Sau đó, đến lượt Nguyễn Quốc Long, 33 tuổi. Ngay cả một tiền đạo chưa bình phục chấn thương là Bruno cũng phải vào sân thay Nguyễn Văn Quyết hꦆòng tìm đột biến. Nghĩa là, trên băng g🦩hế dự bị của Hà Nội hầu như không còn ai.
Chấn thương là nguyên nhân, nhưng nếu cứ bào chữa bằng lý do đó, sẽ chưa thấy được hết mức độ sa sút của Hà Nội. Bản danh sách đăng ký của họ so với ba năm trước đã không có gì mới mẻ, tươi trẻ mà chỉ bổ sung thêm những "lão tướng" như Tấn Tài, Tấn Trường, trong khi Phạm Thành Lương chậm chạp hơn sau khi thêm ba tuổi. Sự vắng mặt của Đỗ Hùng Dũng không phải là vấn đề, vì ba năm trước, ngôi sao tuyến giữa này vẫn chưa đóng vai trò quan trọng ở Hà Nội. Vấn đề lớn nhất chính là các cầu thủ trẻ của Hà Nội hầu như không phát triển. Đoàn Văn Hậu, Đậu Văn Toàn, Phạm Đức Huy, Trương Văn Thái Qúy, Đỗ Duy Mạnh đều không giữ được phong độ cao, hoặc bị chấn thương hành hạ, cũng khó mà tiến bộ được nhiều hơn nếu không phẫu thuật đến nơi đến chốn. Các nhân tố như Lê Văn Xuânꦺ, Ngân Văn Đại chưa đủ chất lượng để lên tuyển Việt Nam. Bùi Hoàng Việt Anh và Thành Chung có vấn đề với các thẻ phạt.
Còn nữa, nếu năm 2019, các đội bóng trẻ của Hà Nội vô địch lứa U19 và U21 Quốc gia, thì năm ngoái, không đội bóng nào của họ vào được đế💧n bán kết các giải trẻ. Đến giải U19 của năm 2021, đội trẻ Hà Nội lại tiếp tục bị loại ở tứ kết. Trong khi đó, lần gần nhất mà Hà Nội có mặt ở bán kết giải U17 là năm 2016, đó cũng là giai đoạn đỉnh cao c🌳ủa các đội trẻ Hà Nội.
Thất bại 0-1 ở Pleiku, rốt cục, đã nói lên nhiều sự thật. Bên trong chiếc hoàng bào lấp lánh, là một đội hình dường như chỉ đủ chất lượng để đá trụ hạng. Họ không chỉ thua HLV Kiatisuk, mà còn đánh mất bản sắc cũng như chất lượng con người. Lần thứ ba trong lịch sử, Hà Nội phải thay HLV 🌼giữa mùa, nhưng trong tay của nhà cầm quân mới chỉ là tập thể gồm lứa trẻ chưa kịp lớn và phân nửa đội hình thì chấn thương và già cỗi. Còn HAGL, ba năm trước, "những đứa trẻ của bầu Đức" thua tan tác, nhưng bây giờ trưởng thành ở thời điểm rất đẹp, 25-26 tuổi, tức là triển vọng còn rất dài. Có đến chín cầu thủ có tên trong trận thua năm 2018 ấy vẫn đang chơi ở HAGL. Đấy là chưa tính đến Tuấn Anh và Xuân Trường cũng về tề tựu dưới trướng Kiatisuk.
Thất bại 0-1 vừa qua, với Hà Nội, không thể xem là một trận thua đơn thuần. Chắc chắn một thành trì như Hà Nội không thể sụp đổ chỉ trong một ngày, nhưng cái gì mà chẳng có sự khởi đầu. Một vết nứt lớn 💟mà không kịp vá lại, hoặc sửa chữa thì chuyện sụp đổ là bình thường. Đấy là chưa nói, "đế chế bóng đá" của bầu Hiển giờ đâu còn nguyên vẹn, khi Quảng Nam rồi Hà Tĩnh... đã dần cạn kiệt nguồn lực. Trước thì họ còn mượn người từ Hà Nội, nay thì chính đội bóng đàn anh ấy còn chẳng đ❀ủ người để đá.
Song Việt