Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Hà Nội, thành phố sẽ phải đối mặt với lượng mưa lớn 200-300mm, 𒐪do vậy, nhiều khu vực nội thành sẽ xảy raꦗ úng ngập cục bộ. Ngoài ra, các huyện như Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thanh Oai, Mê Linh sẽ bị ngập nặng, xảy ra sạt lở đất, vỡ đê...
Tại cuộc họp, Tổng công ty thương mại cho biết đ﷽ã chuẩn bị khoảng 6 triệu gói mỳ ăn liền, hàng triệu lít nước uống, ngành y tế đã dự phòng thuốc men, cán bộ y tế tại các điểm ngập...
Hà Nội đã xây dựng 12 tình huốn⛎🅘g, từ ngập úng nội ngoại thành với khoảng 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng cho đến vỡ đê Hữu Hồng, Tả Hồng từng khu vực, vỡ đê khu vực ngoại thành như Tả Bùi, Tả Tích, Hữu Cầu, Mỹ Hà... để các đơn vị liên quan có phương án xử lý.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu các quận huyện chủ độ🍸ng lên phương án di dân khỏi những vùng úng ngập, khi nhà cửa có nguy cơ sập, đảm bảo an toàn và tính mạng của người dân. Ông yêu cầu lãnh đạo các cơ quan thuộc thành phố phải ꩲkiểm tra rà soát công tác chống báo, cử người ứng trực 24/24h.
Đặc biệt, các địa phương có nguy cơ úng ngập phải nhanh chóng bơm tiêu nước, giảm ꧂mực nước trong các hồ đập, giải tỏa các𒈔 kênh dẫn đảm bảo tiêu thoát nước nhanh chóng.
Lãnh đạo thành phố cũng giao Sở Giáo dục và Đào tạo t📖heo dõi sát diễn biến của thời tiết, để cho phép học sinh trên địa bàn nghỉ học khi cần thiết.
Chủ tịch thành phố cũng lưu ý đơn vị thoát nước ứng trực đầy đủ người và phương tiện, chuẩn bị tiêu thoát nước th🍒eo phương án đã duyệt và phối hợp với các ngành khác khi có tình huống phát sinh. Hiện các hồ điều hòa tại nội đô, đặc biệt là hồ Yên Sở đã được hạ cốt nước xuống tới mức thấp nhất.
Sau cuộc họp, lãnh đạo thành phố Hà Nội ༒chia thành 4 đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường các khu vực trọng điểm như trạm bơm Yên Sở, các tuyến đê dọc sông Hồng...
Đoàn Loan