Chiều 17/4, công bố phát hiện chủng mới, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhận định số ca Covid-19 tăng thời gian qua nhưng không có biến động về số lượng người n𝄹hiễm cũng như độc lực của virus. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội tiếp tục lấy 10 mẫu bệnh phẩm tại 6 quận, huyện, thị xã, gửi Bệnh viện Bạch Mai giải trình tự gene virus. Hiện, chư💃a có kết quả giải trình tự gene số mẫu này.
Đây là lần đầu tiên chủng XBB.1.9.1 đượ🦹c ghi nhận tại Việt Nam. Chủng này đang lây nhiễm tại Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Singapore, Philippines.
Đầu tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận đây là biến chủn🍌g mới, đặc điểm lan truyền nhanh và diễn biến lâm sàng nhẹ. Báo cáo của WHO cũng cho thấy XBB.1.9.1 không khiến người bệnh có biểu hiện lâm sàng khác biệt hay triệu chứng nghiêm trọng hơn so với chủng Omicron ban đầu.
TP HCM hôm 14/4 công bố xuất hiện biến chủng mới của Omicron là XBB.1.5, cũ𝔍ng lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam. Đây là biến chủng có đặc tính lây la𝓰n nhanh, nhưng chưa có bằng chứng làm tăng ca nặng.
Như vậy, có hai biến chủng mới của Omicron đang lưu hành tại Việt Nam, bên cạnh nh༒ững biến chủng cũ vẫn còn hoạt động như BA.2.75, XBB gốc.
Giám đốc Chương trình Khẩn cấp Văn phòng Khu v🍨ực Tây Thái Bình Dương của WHO, tiến sĩ Babatunde Olowokure, nhận định🥀 việc phát hiện biến chủng phụ cần được xem là tín hiệu tích cực. Nó cho thấy hệ thống giám sát sự tiến hóa của virus đang hoạt động hiệu quả.
"Thách thức có thể nằm ở khả năng lây nhiễm, nhưng số ca mắc chỉ tăng nhẹ. Vì vậy, virus sẽ không gây ra đợt bùng phát quy mô lớn, tình hình hiện tại có thể kiểm soát được", tiến sĩ Olowokure nói. Tuy vậy, theo WHO, thông tin về các biến chủng mới còn hạn chế. Các nhà nghi🎀ên cứu đang tìm hiểu đặc điểm của virus dựa trên khả năng lây truyền, trốn tránh miễn dịch, mức độ độc lực.
Phân tích dữ liệu bệnh nhân Covid từ đầu tháng 4 đến nay, Bộ Y tế ghi nhận tỷ lệ ca nặng là 1,1-1,4%, mặc dù số ca nhiễm tăng. Hơn 30% bệnh nhân từ 50ꦡ tuổi trở lên. Tỷ lệ trẻ em nhiễm trong đợt này chiếm 2-6%.
Trong 5 ngày qua, Hà Nội là địa phương có số ca nhiễm cao nhất, trung bình 96 ca/ngày, trong đó 30-50 ca nhập viện chủ yếu là người cao tuổi, mắc bệnh lý nền, còn lại có triệu chứng nhẹ được theo dõi điều trị tại nhà. Tổng cộng, 566 bệnh nhân Covid ꦺđang điều trị, trong đó 299 ca không triệu chứng và nhẹ theo dõi tại nhà, 237 ngư👍ời triệu chứng trung bình, 27 ca nặng phải thở ôxy qua kính hoặc mặt nạ, 2 bệnh nhân thở máy.
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Thanh Hà cho biết nơi đây đang điều trị 146 bệ❀nh nhân, trong đó 21 ca nặng và ๊hầu hết trên 70 tuổi, có bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, lao, HIV, COPD, viêm gan, xơ gan.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến cuối điều trị Cov𓃲id ở phía Bắc, số bệnh nhân nặng từ các tỉnh chuyển về tăng rất nhanh. Tháng 1 và 2 bệnh viện điềꦓu trị 20 ca, tháng 3 tăng lên 45 ca. Tháng 4, số bệnh nhân nặng tăng vọt, tuần đầu tiên 47 ca, tuần thứ hai 85, hiện ở tuần thứ ba tăng gần gấp đôi.
Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi về độc lực của virus đợt này. Triệu chứng ban đầu của các ca nhiễm mới không thay đổi so với trước, 🦩chủ yếu là ho, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
Ông Nguy꧃ễn Trọng Khoa, Cục phó Khám chữa bệnh, cho biết đang rà soát lại hướng dẫn điều trị Covid-19. Dự kiến trong tuần này, Hội đồng chuyên môn của Bộ꧅ Y tế họp để cập nhật hướng dẫn điều trị Covid-19 phù hợp với tình hình mới.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân duy trì biện pháp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccin🦂e để phòng lây nhiễm, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong nếu nhiễ♏m virus.
Lê Nga - Thục Linh