Tại lễ sơ kết đợt kiểm điểm tự phê bình, Thành ủy Hà Nội đánh giá, các bản tự kiểm điểm của cá nhân đều được chuẩn bị kỹ, có giải pháp khắc phục hạn chế, khuyế꧅t điểm theo nhiệm vụ được phân công; tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp thẳng thắn, cầu thị, giải trình được những nội dung có liên quan đến cá nhân, nêu được trách nhiệm 🍌cá nhân trước những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.
Tuy nhiên, theo ông Nghị, việc chuẩn bị báo cáo ở một số quận, huyện, cơ quan, ꦍcòn "mang tính tổng kết, nhiều thành tích, ít hạn chế, khuyết điểm hoặc hạn chế, khuyết điểm còn chung chung, không có địa chỉ rõ ràng". Việc chuẩn bị báo cáo của một số cá nhân cũng thiên v🃏ề báo cáo thành tích, giải trình ý kiến đóng góp.
Bí thư Phạm Quang Nghị: "Việc lấy phiếu sẽ cho thấy tỷ lệ tín nhiệm cao thấp để các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy tự sửa mình". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Theo Bí thư Phạm Quang Nghị, qua đợt kiểm điểm, bước đầu𒁃 đã có sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, cơ quan đơn vị. Tuy nhiên, việc kiểm điểm phê bình và tự phê bình phải được coi là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, hiệu quả hơn. Đầu năm 2013, Thành ủy Hà Nội sẽ thí điểm lấy phiếu tín nhiệm Ban Thường vụ Thành ủy, tiếp đến là các chức danh lãnh đạo của các sở, ngành của thành phố.
Thành phố sẽ thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII với diện cán bộ do HĐND bầu. Với những cán bộ do cấp ủy bầu, thành phố sẽ chủ🎃 động làಌm trước căn cứ trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 4.
Về người được lấy phiếu tín nhiệm, Bí thư Nghị cho rằng,♔ trước hết, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ đánh giá cán bộ trong Ban Thường vụ Thành ủy, người đứng đầu các đơn vị quan trọng của thành phố. Việc lấy phiếu sẽ cho thấy tỷ lệ tín nhiệm cao thấp để các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy tự sửa mình.
Đoàn Loan