Số liệu trên được Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thống kê đến ngày 8/3, công bố sáng 16/3. Như vậy, so với 9 ca bệnh từ đầu năm, đến nay, lượng người mắc ho gà tiếp tục tăng thêm 6 ca, trong khi cùng kỳ 2022-2023, thành phố không xuất hiện ca bệnh. Đa số bệnh nhân là trẻ nhỏ, chưa tiêm hoặc tiêm chưa đ🌄ủ số mũi vaccine phòng bệnh.
Lý giải nguyên🧔 nhân khiến Hà Nội tăng nhanh ca mắc, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho biết mầm bệnh ho gà đang lưu hành trong🌸 cộng đồng. Theo đó, thời tiết Hà Nội mưa, ẩm thuận lợi cho virus, vi khuẩn truyền nhiễm phát triển. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng ho gà giảm do khan hiếm vaccine thời gian qua khiến trẻ càng dễ mắc bệnh.
Đáng chú ý, đã có ca bệnh ở trẻ mới 5 tuần tuổi, trong khi độ tuổi chủng ngừa là 2 tháng (sớm nhất 6 tuần tuổi). "Tình hình ca mắc chắc chắn sẽ còn tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa ngay lúc này", PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết. Chuyên gia khuyến cáo cần tiêm vaccine ở phụ nữ mang thai để bảo vệ trẻ chưa đến tuổi chủng ngừa. Theo đó, thai phụ không có kháng thể chống lại ho gà truyền cho con, em bé phải chờ đến hai tháng tuổi để chủ động sử dꩲụng vaccine và thêm khoảng hai tuần để mũi tiêm có tác dụng. Tình trạng này gọi là khoảng trống miễn dịch, làm tăng khả năng mắc ho gà. Tương tự, đối với trẻ chưa chủng ngừa đủ mũi, khả năng phòng bệnh thấp, cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
Ho gà là bệnh lây truyền cấp tính, do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em. Bệnh có khả năng lây lan cao hơn cảm cúm, một người có thể lây cho 12-17 người. Do đó, CD♊C Hà Nội và PGS.TS Phu nhấn mạnh cần tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ cho phụ nữ mang thai và tওrẻ em từ hai tháng tuổi.
Hội Y học dự phòng Việt Nam khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm một mũi vaccine phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (Tdap) trong thai kỳ, vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3, tốt nhất trước khi sinh 1 tháng để phòng bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ cần được tham vấn chủng ngừa trong mỗi lần mang thai, bất kể trước đó đã dùng vaccine ha✅y chưa.
Còn BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết các nghiên cứu chỉ ra vaccine có hiệu quả bảo vệ khỏi🌠 ho ꦇgà lên đến 98% khi trẻ chủng ngừa đúng lịch và đủ mũi.
Hiện, vaccine có thành phần ngừa ho gà gồm các vaccine phối hợp như 5 ℱtrong 1 và 6 trong 1, chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi với phác đồ 4 mũi. Cơ sở tiêm chủng dịch vụ có loại phối hợp 3 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, dùng được trên phụ nữ mang thai; loại phối hợp 4 trong 1 phòng thêm bại liệt, chỉ định cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi.
Mũi tiêm chứa thành phần ho gà cần nhắc lại khi trẻ 4-6 và 9-15 tuổi. Hiệu quả bảo vệ của giảm dần theo thời gian, vì vậy người lớ🍒n cần nhắc lại sau mỗi 10 năm để duy trì hiệu quả miễn dịch phòng bệnh ho gà lâu dài.
Bác sĩ Chính khuyến cáo người thân, người chăm sóc trẻ cũng cần rà soát sổ tiêm chủng để bổ sung các mũi va⛎ccine còn thiếu và nhắc lại đầy đủ theo lịch. Khi từng thành viên trong gia đình chủng ngừa đầy đủ, nguy cơ mắc và lây nhiễm cho những đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai sẽ giảm xuống.
Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bện💛h khác để tăng hiệu quả phòng bệnh, như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, thường xuyên rửa tay và vệ sinh, khử trùng nơi sinh sống.
Nhật Linh