Con gái chị Liên ở quận Ba Đình đạt𒐪 7,4 điểm mỗi môn Toán, Văn, Anh, trượt hai trường công𒐪 lập gần nhà. Đỗ nguyện vọng 3 ở Đông Anh nhưng nếu học, con chị phải đi về mỗi ngày 40 km.
Ở quận Hoàng Mai, 💞nơi sinh sống hơn 540.000 người,𓂃 chỉ có 3 trường THPT công. Để thi đậu, học sinh phải đạt ít nhất 7,45 điểm mỗi môn. Con chị Hường, ở quận này, chỉ đạt 7,2 điểm.
Chị Hường và chị Liên tìm đến hai trường tư hoặc công tự quản, chấp nhận mức học phí cao h♉ơn, gấp 10 lần trường công, xin học. Nhưng số người muốn vào học thì đông, khả năng của trườ💦ng có hạn, phụ huynh đi xếp hàng xuyên đêm, chen nhau mới mong có chỗ cho con học. Nếu trường tư cũng hết chỗ, con các chị còn lựa chọn mà họ không hề muốn - trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc trường nghề. Con hai chị nằm trong số 51.000 học sinh tốt nghiệp THCS ở Hà Nội hè này không vào được THPT công.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương nói "thủ đô không thiếu chỗ học". Chỗ học🤪 mà ông Cương đề cập bao gồm các loại hình trường THPT công, tư, giáo dục thường xuyên, trường nghề và một số loại khác.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đa phần phụ huynh muốn con em được vào THPT. Ở mảng này, hệ thống trường ở Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Hiện Hà Nội có 119 trường THPT công, tư thục 101 và một số loại hình khác (trường công lập tự chủ, công lập hiệp quản, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, gi♎áo dục thường xuyên, trường quốc tế). Tổng số 266 cơ sở giáo dục có tuyển sinh lớp 10.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, các khu vực có dân số từ 20.000 ngườ𒆙꧙i cần ít nhất một trường THPT. Như vậy, với 8,3 triệu dân (cuối năm 2022), Hà Nội cần tối thiểu 415 trường THPT, tức còn thiếu 149 trường.
Xét từng địa bàn, Hoàng Mai thiếu nhiều trường nhất - 18. Đống Đa, Long Biên, Đông Anh và Thanh Trì cùng thiếu 8 trường, còn lại thiếu phổ 🍷biến 3-7 trường. Đây đều là những khu vực đông dân của thành phố.
Nam Từ L✃iêm là quận duy nhất đủ trường. Quận này chỉ có 3 trường THPT công lập, song có 12 trường tư thục, 3 trường💙 công tự chủ và một trung tâm giáo dục thường xuyên.
Nếu chỉ t⛎ính trường THPT công thì số thiếu còn nhiều hơn nữa. Cụ thể, nếu đáp ứng đủ chỗ học lớp 10 công lập năm nay cho tất cả học sinh, Hà Nội thiếu hơn 1.000 phòng học. Trong ba năm tới, số học sinh tốt nghiệp THCS dự kiến tăng gần 29.000. Nếu những em này muốn vào trường công, Hà Nội lại cần thêm hơn 600 phòng học nữa. Đi kèm v🃏ới đó là tăng giáo viên. Trong khi đó, số lớp 10 dự kiến chỉ tăng thêm được 100 so với hiện nay.
Ít trường nhưng dân🌜 đông, tỷ lệ chọi ở nội thành lên tới 1/2, trung bình cứ hai em đi thi thì một em phải trượt.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, cho rằng thủ đô thiếu trường một phần do công tác dự báo dân số chưa chuẩn. Trong tất cả mạng lưới quy hoạch, giới chức dự đoán Hà Nội năm 2020 có 7,9 triệuౠ🅰 dân, nhưng thực tế lên tới 8,2 triệu.
"Tăng dân thì đương nhiên học sinh tăng theo, lại tập tr𒉰ung ở nội thành, vậy nên thiếu trường. Tốc độ xây trường của Hà N♏ội không theo kịp tốc độ tăng của dân số", ông Nghiêm nói.
Năm 2018, dân số Hà Nội là 7,9 triệu, có 259 trường THPT (114 công lập). Sau 5 năm, số dân tăng 400.000 người, tức cần thêm 20 trường theo quy định, nhưng thực tế🗹 chỉ có thêm bảy trường.
Các trường muốn cơi nới, sửa chữa để tăng số phòng học không dễ. Ông Nghiêm cho biết ở các khu đô thị, trường học phải tuân thủ một số quy định, chẳng hạn không cao quá 4 tầng. Đất để xây mới khó, bởi việܫc di dời một số cơ quan từ nội thành ra ngoại thành, nhường đất cho công viên, trường học, rất cജhậm chạp.
"Thời hạn thuê đất của các cơ quan này vẫn còn. Hà Nội muốn có đất thì phải trả tiền cho họ, nhưng tiền đâu để vừa trả vừa xây trường"🦄, ông Nghiêm nói, cho rằng Hà Nội đang bị "kẹt" giữa sự bất cập của chính sách.
Một nguyên đại biểu꧋ HĐND thành phố thì cꩵho rằng Hà Nội còn thiếu chính sách tạo điều kiện, khuyến khích xã hội hóa giáo dục. Ông nói riêng quy trình xin thủ tục, cấp phép rồi xây xong trường phải hai năm, không thì 5-7 năm, "trục trặc" thì 10 năm. Giáo dục lại là ngành đặc thù, mất thời gian để thu hồi vốn, nên doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
"Do đó, dù trong quy hoạch khu đô thị có y tế, giáo dục, chợ.., chủ đầu tư thường dùng đất làm bãi đỗ xe, 💙dịch vụ thương mại", ông nói.
Để giảm áp lực cho kỳ thi lớp 10, báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội đề nghị được "vượt rào" một số tiêu chí với trường THPT thuộc 12 quận huyện trung tâm. Cụ thể: tăng 10% số lớp, tức từ 45 lên 50 lớp một trườ🍨ng; tăng 10% số học sinh ꦿmột lớp, từ 45 lên 50, và dùng tỷ lệ diện tích sử dụng/học sinh thay cho diện tích đất/học sinh trong các hoạt động đánh giá.
TS Lê Đông Phương, nguyên cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận các kiến nghị của Sở là ♎"giải pháp tình thế, hàm chứa nhiều rủi ro, cả về mặt sư p🍒hạm và sức khỏe học sinh".
Ông Phương choಌ rằng thực tế nhiều lớp đã trên dưới 50 học sinh, nếu tăng 10% thì có thể ꦛlên hơn 50, trong khi diện tích phòng không đổi, thể trạng của học sinh ngày một to lớn. Chưa kể, lớp học đông, giáo viên khó quản lý.
Về việc tăng số lớp, ông Phương cho rằng phải có đất để cơi nới, sửa𓂃 chữa - điều gần như bất khả thi với các trường nội đô. Giải pháp có thể là xây thêm tầng, song xây trường quá cao có thể gây mất an toàn.
Các chuyên gia quy hoạch, nhà giáo cho rằng giải pháp 'không gì khác là xây thêm, mà phải là công lập'.
Hiệu trưởng một tr🃏ường THPT ở nội thành đề nghị thành phố thu hồi, tận dụng đất của những dự án chậm tiến độ để xây trường. Với các khu đô thị mới, giới chức cần kiểm soát chặt việc dành đất để xây trường học. Đây cũng là quan điểm của ông Ph⛄ương, cho rằng cần quyết liệt với việc này.
Từ nay đến 2025, Sở Giáo dục và Đàoﷺ tạo Hà Nội đề xuất cải tạo và sửa chữa 123 trường THPT. Hiện chưa r♉õ tổng số phòng học cho lớp 10 sẽ tăng thêm bao nhiêu.
Nhưng phụ huynh, học sinh sắp vào lớp 10 thì không thể đợi. Con gái chị Hà, quận Long Biên, vừ🍸a🉐 tổng kết lớp 8 đã tới các lớp học thêm Toán, Văn và Tiếng Anh. Chị cho rằng trước khi cách tuyển sinh thay đổi hoặc có đủ trường, chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc cho con chạy đua. Nếu không may mắn, chị có thể cũng phải xếp hàng như nhiều phụ huynh năm nay.
"Chừng nào vẫn thiếu trường, phụ huynh còn xếp hàng", ông Lê🅘 Đông Phương nói.
Thanh Hằng