Sáng 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát công trường ga S9, ga S8 và máy khoꦉan hầm TBM của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội; lên tàu đi thử 8,5 km từ ga S8 về khu Depot.
Làm việc với các đơn vị liên quan, ông Dũng yêu cầu bám sát tiến độ đã được nêu trong tuyên bố chung của Việt Nam - Pháp, từ nay đến cuối năm 2022 đưa vào vận hành phần trên☂ cao của tuyến (8,5 km); sau đó điều chỉnh khuôn khổ đầu tư dự án cho phép tiếp 🧔tục xây dựng phần ngầm (4 km) sau năm 2022; đưa vào vận hành toàn tuyến năm 2025.
"Với đoạn trên cao, để bảo đảm vận hành trong năm 2022, tiến độ thi công phải phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/10", ꧙Bí thư Hà Nội nêu rõ và chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án để thúc đẩy tiến độ chung.
Ông Dũng cũng đề nghị các nhà thầu trong và ngoài nước chia sẻ, phối hợp giải quyết những bất cập để cùng hoàn thành♉ dự án 🐼theo đúng tiến độ. "Đây không chỉ là mong muốn của Hà Nội mà còn là uy tín của các nhà thầu", ông nói.
Ông Nguyễn Cao Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, cho haꦑy đến nay tiến độ tổng thể chung của d꧋ự án đạt khoảng 74%, trong đó đoạn trên cao 89,5% và đoạn đi ngầm 33%.
Với đoạn đi ngầm, công tác giải phóng mặt 🍌bằng còn vướng mắc tại ga S9 và S11. Từ lý do này, nhà thầu đã tạm dừng thi công các hạng mục ngầm và đưa ra yêu cầu đòi bồi thường. Hiện các bên liên♑ quan đang tích cực trao đổi để sớm thi công trở lại.
Lưu ý vì lần đầu tiên giải phóng mặt bằng liên quan đến công trình ngầm, chưa có cơ chế cụ thể, Bí thư Hà Nội đề nghị Ban cán sự đảng UBND thàn൲h phố báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét, cho ý kiến để trình HĐND thành phố ban hành cơ chế giải phóng mặt bằng; phấn đấu ban hành cơ chế này trong tháng 12/2021.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là đoạn đầu của tuyến Nhổn - Hoàng Mai (tuyến đường sắt số 3) với tổng chiều dài 21 km. Đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, trong đó 8,5 km đi nổi và 4🌱 km đi ngầm. Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn hỗn hợp khác, được phát lệnh khởi công vào ngày 25/9/2010.
Võ Hải