Bác sĩ Hoàng Thăng Vân, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết hạ thân nhiệt còn gọi là ngủ đông, là phương 🏅pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân chủ động và chặt chẽ ở mức 33-36 độ C trong vòng 24-48 giờ sau ngưng hô hấp. Mức nhiệt độ sinh lý bình thường là 37 độ C.
Đây là phương pháp bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu, cải thiện tỷ lệ tử vong và biến chứng trên bệnh nhân ngưng hô hấp và một số bệnh lý k𓃲hác, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở (ngừng tuần hoàn).
Thông thường, bệnh nhân sau khi bị ngừng tuần hoàn dù được cứu sống nhưng để lại các di chứng tổn thương não nặng nề như mất trí nhớ, co giật, liệt nửa người, nặng hơn có thể liệt⛦ toàn thân, hôn mê sống đời sống thực vật. Khi áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt, thân nhiệt bệnh nhân giảm xuống, cơ thể rơi vào trạng thái ngủ đông, nhu cầu chuyển hóa và tiêu thụ oxy giảm tối đa, ngăn cản xuất huyết nội tạng, phù não, nhồi máu cũng như ức chế các chất dẫn truyền gây độc tế thần kinh.
Đồng thời, các bác sĩ điều hòa việc tái tưới máu♉ đến các cơ quan không bị ồ ạt, khi đó, tế bào não tổn thương có điều k♉iện phục hồi tốt nhất. Hạ thân nhiệt giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót, phục hồi ý thức và vận động tốt hơn.
Đầu tháng 1, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Đ🌃iển Uông Bí cứu sống một bệnh nhân ngừng tuần hoàn bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt. Người bệnh 49 tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim từng cơn, vào viện trong tình trạng ngừng thở. Các bác sĩ hồi sức tim phổi, sau 40 phút, bệnh nhân có nhịp tim đập trở lại song hôn mê sâu.
Người 🎉bệnh được xét nghiệm đánh giá tổn thương và áp dụng hạ thân nhiệt. Suốt 24 giờ, bệnh nhân được làm lạnh cơ thể ở nhiệt độ 33 độ C nhằm bảo vệ, hỗ trợ phục hồi tế bào não tổn thương ngừng tuần hoàn. Sau đó, nhiệt độ cơ thể được làm ấm dần lên 37 độ.
Kết thúc hạ thân nhiệt, người bệnh mở mắt đꦺượ♛c, tỉnh táo, hiện các cơ quan hồi phục hoàn toàn.
Có ba cách để hạ thân nhiệt. Thứ nhất là chườm đá, nước lạnh, truyền nước muối lạnh. Các này dễ sử dụng, chi p🏅hí thấp song tốn nhiều công sức và khó điều chỉnh nhiệt độ đích. Cách thứ hai, là làm lạnh bên ngoài bằng miếng dán có thiết bị trao đổi nhiệt. Đây được xem là ưu việt và phổ biến bởi không xâm lấn, điều chỉnh nhiệt đơn giản, nhanh chóng, các thông số hiển thị rõ ràng trên monitor. Thứ ba là làm lạn🙈h bên trong, bằng việc đặt một thiết bị vào tĩnh mạch, truyền dung dịch lạnh.
Phương pháp hạ thân nhiệt được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2015 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các nghiên cứ🅰u trên thế giới đã chứng minh, hạ thân nhiệt giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 14% , giảm tỷ lệ di chứng nặng 11%. Nên thực hiện hạ thân nhiệt trước 6 tiếng để đạt hiệu quả cao nhất, nếu bệnh nhân vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả điều trị giảm.
Bác sĩ nhận định, để người bệnh có nhiều cơ hội sống, đặc biệt là phục hồi ý thức và💦 các chức năng vận động, hạ thân nhiệt chính là một kỹ thuật tiên tiến trong điều trị giúp giảm tỷ lệ tử vong và các di chứng tổn thương não cho người bệnh sau ngừng tuần hoàn.
Song, theo các chuyên💎 gia, phương pháp này cũng gây ra các tác dụng phụ, thường gặp nhất là cơn co giật. Nguyên nhân là cơ thể phản xạ co và rung cơ nhằm sinh nhiệt, chống lại tác động ngoại biên, phục hồi nhiệt độ sinh lý 37 độ C. Vì thế, với mỗi ca hạ thân nhiệt, nhân viên y tế túc trực 24/24 giờ cạnh người bệnh, kiểm soát lượng nhiệt và xử lý kịp thời cáᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚc biến chứng. Bác sĩ cho dùng an thần, giảm đau, thậm chí thuốc giãn cơ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn, tiếp nhận điều trị.