Hạch bạch huyết là ꧟những nốt nhỏ, hình hạt đậu, có vai trò hỗ trợ loại bỏ tế bào và vi trùng có hại, giúp chất dinh dưỡng lưu thông thuận lợi qua hệ thống bạch huyết. Cơ thể có hàng trăm hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết sưng ở cổ (nổi hạch cổ) là những khối u trồi lên da, dễ nhận thấy khi chạm vào, cảm giác mềm và đau, xảy ra ở mọi lứa tuổi.
ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết sưng hạch bạch huyết ở cổ xảy ra ở trẻ em, người lớn ở mọi lứa tuổi. Tình trạng sưng tấy hạch cổ thường tạm thời và vô hại, báo hiệu cơ thể đang chống lại bệnh cảm lạnh, viêm họng, liên cầu khuẩn. Đôi khi, nổi hạcꦗh cổ cảnh báo tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn ung thư, nhiễm trùng, bệnh tự miễn, phản ứng với thuốc.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có th💎ể thấy hạch bạch huyết sưng lên ở các khu vực khác trên cơ thể ngoài cổ như nách, bẹn.
Nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm trꦆùng do vi khuẩn, virus có thể gây ra sưng hạch bạch huyết ở cổ, bao gồm nhiễm adenovirus, cytomegalovirꦦus (CMV), thủy đậu, zona, rubella, HIV, bệnh lao, nhiễm virus epstein-barr, tụ cần khẩn...
Ung thư
Các bệnh ung thư có thể gây ra bao gồm ung thư hạch, bệnh bạch cầu, ung thư tuyến giáp... Ngoài nổi h🌟ạch cổ, người bệnh có thể nổi h𒈔ạch bạch huyết ở nhiều vùng trên cơ thể như nách, bẹn, bụng...
Bệnh tự miễn
Người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh của cơ thể với vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào. Tế bào bạch cầu tấn công, tiêu diệt các mối đe dọa. Những tế bào chết đi có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết và sưng tấy.
Các bệnh tự miễn dịch📖 có thể gây sưng hạch bạch huyết ở cổ và các khu vực ওkhác gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh still (một loại bệnh viêm hệ thống).
Phản ứng với thuốc
Bác sĩ Trông cho biết một số loại th🥀uốc có thể gây sưng hạch bạch huyết như thuốc trị cao huyết áp, kháng sinh, thuốc kiểm soát cơn🥃 động kinh, thuốc chữa bệnh gout, sỏi thận, thuốc trị nhịp tim không đều...
Đôi khi hạch cổ bị nhầm lẫn với một số khối u ở cổ, có thể là nốt tuyến giáp, u nang da, áp xe, rối loạn tuyến mang tai... Người đã hết cảm cúm, cảm lạnh nhưng hạch cổ vẫn nổi nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Đầu Mặt Cổ để tìm nguyên nhân và điều trị. Tùy thuộc v🔴ào nguyên nhân gây sưng hạch, bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.
Nguyễn Trăm
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp |