Bên lề Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 5/3, Xiao Xinguang, giám đốc công ty an ninh mạng Antiy Labs, cho biết các cuộc tấn 🗹công để lại thiệt hại nghiê✤m trọng.
"Giữa đại dịch, các cơ quan y tế công cộng, vaccine và nghiên cứu khoa học quốc gia thường xuyên 💜bị hacker tấn công, đánh cắp một số dữ liệu quan t🦂rọng", ông Xiao nói.
Trước đó, ngày 1/3, công ty tình báo mạng Cyfirma cho biết nhóm hacker APT10 từ Trung Quốc đã cố gắng tấn công công ty sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đặt tại Ấn Độ. Tin tặc nhắm đến lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng công nghệ th🔯ông tin, phần mềm chuỗi cung ứng của Bharat Biotech và Viện Huyết tha⛦nh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.
Trong hội nghị ngày 5/3, ông Xiao đã bác bỏ cáo 𓄧bu💜ộc này. Ông không khẳng định hacker Ấn Độ đã tấn công nền tảng nghiên cứu của Trung Quốc, song nói rằng: "Ấn Độ từ lâu đã có nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động ăn cắp thông tin".
"Năm 2016, viện nghiên cứu của tôi đã xác định được một người Ấn Độ xâm nhập hệ thống, dựa trên🧸 thông tin tình báo. Sau đó, chúng tôi phát hiện nhiều tin tặc Ấn Độ đang nhắm vào các nước láng giềng. Mục tiêu là tổ chức chính phủ, giáo dục, viện nghiên cứu và diễn đàn quân sự trực tuyến của Trung Quốc, Pakistan.
Theo Xiao, Trung Quốc đã cải𒁏 thiện hệ thống an ninh mạng để đáp ứng các thách thức nói chung, song chưa đủ chống lại các cuộc tấn công tinh vi do xung đột 🔥chính trị leo thang.
Năm ngoái, Trung Quốc và Nga bị cáo buộc đã tài trợ cho các hacker đánh cắp thông tin từ dự án vaccine của Nhật Bản và Mỹ. Chính quyền hai nước phꦚủ nhận tuyên bố này. Trung Quốc đã thông qua luật an ninh mạng cứng rắn hơn vào năm 2017, song các nhà phân tích cho rằng nước này vẫn là mục tiêu thường xuyên của hacker.
Thục Linh (Theo SCMP)