Khi bố 70 tuổi đổ bệnh, cả gia đình đều đi tầm soát để kiểm tra, trừ con gái út Đỗ Minh Phương lúc đó 35 tuổi đang mang thai đứa con đầu lòng. Thời gian đó, Phương thường bị đau vùng đại tràng sigma, táo bón và đi ngoài ൲ra máu, chỉ nghĩ là những biểu hiện mà phụ nữ mang thai thường gặp. Cuối năm 2017, khi con tra🔯i vừa tròn 5 tháng tuổi cũng là lúc Phương phát hiện mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối, giống bố mình.
Cầm kết quả xét nghiệm trên🦄 tay, Phương bình tĩnh đối diện sự thật. Cô đi về nhà và nói với chồng để chuẩn bị thủ tục nhập viện. Từ lúc phát hiện bệnh đến lúc cô lên bàn phẫ♕u thuật là 9 ngày. "Ban đầu, tôi lạc quan nghĩ rằng sau ca mổ chỉ cần điều trị 6 tháng đến một năm sẽ khỏi bệnh nhưng rồi tôi nhận ra, ung thư không hề đơn giản mà là một cuộc chiến lâu dài", Phương kể.
Ông Thế là cựu chiến binh, nên khi biết mắc bệnh ông vẫn cố gắng bình tĩnh. "Nhưng khi biết con gái bị bệ﷽nh, tôi buồn vô cùng. Nó còn di căn gan, phổi, nặng hơn rất nhiều", ông Thế nói.
Thời gian đầu khi còn đi lại được, hai bố con tự chuẩn bị cơm mang vào viện, dù cũng chẳng ăn được bao nhiêu. Mẹ Phương tuổi đã cao và mắc bệnh tim còn chồng phải đi làm chăm sóc con nhỏ nên hầu như là hai bố con động viên và chăm sóc nhau ở viện. "Đây cũng là khoảng thời gian khó๊ khăn nhất của cả gia đình buộc tôi phải mạnh mẽ", Phương nói.
Tháng 8/2018, sức khỏe Phương yếu hơn, khối u to dần lên 2 cm trong vòng một tháng, nhiều lúc sốt cao tưởng như không qua khỏi. Lúc đó, cô vô tình đọc được bài viết Cuộc chiến ung thư là cuộc chiến của chính mình của tiến sĩ, bác ♑sĩ Phạm Nguyên Quý, cô có thêm niềm tin chiến thắng bện🐭h tật. Ngay hôm sau, Minh Phương đứng dậy tập đi dù chân không vững, cơ thể mỏi rời. Phương tin cơ thể mình có thể tốt lên. Sau một tuần, cô hết sốt và đi lại bình thường.
Hai bố con Phương đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Theo bác sĩ điều trị chính, đến tháng 5, sức khỏe Phương ổn định hơn do đáp ứng được thuốc. Cô được bác sĩ chuyển sang phác đồ điều trị duy trì. Cứ 3 tuần một lần, Phương đến viện xét nghiệm, truyền thuốc đích và uống hóa chất để cơ thể được bảo vệ. Còn bố Phương sức khỏe chuyển biến xấu, phải nhập viện do cơ thể đã kháng th🐲uốc h🍌oàn toàn.
Trải qua 31 lần truyền hóa chất, Phương luôn tự cảm thấy may mắn khi vẫn còn sống để làm những việc cần phả♑i làm, vẫn đủ khả năng ♕trang trải viện phí và được đồng nghiệp, bạn bè, gia đình động viên, giúp đỡ, nhất là sự sẻ chia của gia đình chồng.
"Tôi đã học được ở bố tinh thần chiến đấu của một người lính và sự kiên cường của ông như khi ra trận. Từ đó, tôi hiểu ra ung thư không phải dấu chấm hết bởi tôi vẫn còn thời gian để sống và làm những việc mình cầnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ phải làm", Phương chia sẻ.
Tại Việt Nam💟, ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp, tỷ lệ tử vong đứng thứ 5 ở nam và nữ. Bác sĩ Phạm Công Khánh, Ph🐭ó trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết ung thư đại trực tràng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh là có ít máu trong phân. Dấu hiệu này cũng có thể do trĩ, viêm loét đại tràng... nên cách tốt nhất là sàng lọc ung thư đại trực tràng khi chưa có dấu hiệu. Khoảng 90% trường hợp có thể ngăn ngừa nếu phát hiện🔯 sớm polyp và cắt bỏ, giúp phục hồi nhanh, tỷ lệ tái phát dưới 1%, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Bệnh thường gặp ở những ngư🍒ời trên 40 tuổi, trong gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, người có tiền sử cá nhân bị viêm loét đại trực tràng hay gia đình có người ung thư đại trực tràng. Người đã cắt hoặc phát hiện có polyp, viêm ruột mạn tính, người ít vận động hoặc béo phì...
Trường hợp lượn♊g máu ít chưa nhìn thấy bằng mắt thường, cần xét nghiệm tìm máu trong phân. Ngoài ra, nội soi đại tràng để phát hiện polyp hoặc nội soi đại tràng ảo bằng chụp CT đại tràng giúp thể hiện rõ nét hình ảnh 3D của toàn bộ cấu trúc lòng đại tràng.
Thùy An