Cả hai người này trước khi phát hiện dương tính nCoV thì đều khỏe mạnh. Bệnh nhân 46 tuổi tại Hoàng Mai, Hà Nội, chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 7/6💮. Bệnh nh🦩ân thở oxy qua máy dòng cao HFNC, suy hô hấp nặng hơn, phải thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản.
Sau đó, bệnh nhân điều trị ởꦬ Khoa Hồi sức tích cực, thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokines. Sau 15 ngày thở máy và 4 lần lọc máu, bệnh nhân dần hồi phục.
Bệnh nhân 57 tuổi quê Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương, phát🍷 hiện dương tính ngày 17/5, bệnh nặng dần, chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 23/5. Ngày 26/5 bệnh nhân khó thở, vậ𒀰t vã kích thích, co kéo toàn bộ các cơ hô hấp, điều trị ở khoa Hồi sức tích cực, can thiệp nâng huyết áp bằng thuốc vận mạch. Bác sĩ nhận định bệnh nhân nhiễm độc tố rất nặng, lọc máu 4 lần liên tiếp để thải độc tố, thở máy thông số kỹ thuật cao, tiên lượng xấu. Ngày 5/6, bệnh nhân được phẫu thuật khí quản tại giường, chăm sóc hô hấp tích cực.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân rất nặng, sốc do độc tố nCoV phải dùng thuốc nâng huyết áp rất nh🌞iều ngày, ảnh chụp CT phổi cho thấy mức độ tổn thương phổi trên 75%.
May mắn, sau 17 ngày điều trị tối ư꧙u, bệnh nhân chuyển biến đáng mừng, các bác sĩ tập cho tự thở. Đến ngày 19/6, bệnh nhân không còn phải♏ thở oxy, hồi phục.
Tiến sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chia sẻ mỗꩵi ca♌ vào viện trong một bệnh cảnh lâm sàng riêng, phác đồ điều trị đều cần chi tiết, tỉ mỉ, theo dõi sát sao mới mong cứu sống người bệnh.
Đánh giá chung của các chuyên gia y tế là nhiều bệnh nhân trong đợt dịch này nhiễm biến chủng Ấn Độ,🐭 trẻ tuổi và không bệnh lý nền song trở nặng nhanh, di꧃ễn tiến nặng dần trở thành nguy kịch.
Cùng hai bệnh nhân nguy kịch, chiều nay, 10 bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng được công bố khỏi Covid-19, xuất viện. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 12.304, ghi ♏nhận ở 48 tỉnh thành, trong đó Hà Nội 468 ca.