Radar xuyên đất và công nghệ chụp cắt lớp điện trở suất hé lộ hai cấu trúc ở Nghĩa địa phía Tây gần Đại kim tự tháp Giza nổi tiếng ở Ai Cập, Science Alert hôm 19/5 đưa tin. Hai cấu trúc này được chôn lấp và ẩn giấu dưới một khu mộ gần như không bị quấy nhiễu suốt hơn 4.000 năm. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Archaeological Prospection.
Cấu trúc thứ nhất có hình chữ L, trải rộng trên diện tích 10 x 15 m, nằm dưới bꦇề mặt s🐻a mạc 0,5 - 2 m. Cấu trúc thứ hai nằm bên dưới và lớn hơn nhiều, sâu 3,5 - 10 m và bao phủ khu vực rộng 10 x 10 m. Chúng có thể mang đến thông tin mới về quần thể kim tự tháp Giza và những người xây dựng nên công trình vĩ đại này.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia Nhật Bản và Ai Cập do nhà khảo cổ Motoyuki Sato tại Đại học Tohoku dẫn đầu đã nghiên cứu mảnh đất hình chữ nhật bí ẩn bỏ trống ở Nghĩa địa phía Tây, nơi chứa đầy những ngôi mộ ꦆvà lăng mộ.
Radar xuyên đất hướng sóng vô tuyến xuống mặt đất và đo đạc khi chúng dội ngược lại. Các vật liệu có mật độ và thành phần khác nhau dưới lòng đất phản lại sóng vô tuyến theo những cách khác nhau, đồng nghĩa công n🧸ghệ này có thể giúp lập sơ đồ các cấu trúc ngầm. Trong khi đó, công nghệ chụp cắt lớp điện trở suất giúp phát hiện những thay đổi về điện trở suất của các vật liệu.
Sử dụng hai công nghệ này, nhóm nghiên cứu phát hiện những cấu trúc với mật độ khác nhau dưới mảnh đất trống của nghĩa địa. Mật độ của các cấu trúc cho thấy, chúng nhiều khả năng do con người tạo ra,🌱 dù chưa rõ mục đích sử dụng.
Kết🔜 quả quét chỉ ra, cấu trúc nông hơn chứa đầy cát cùng loại, giống như được cố tình lấp đầy sau khi xây. Cấu trúc sâu hơn khó đoán hơn, có vẻ được lấp đầy bởi một vật liệu có điện trở suất cao, có thể là cát sỏi, nhưng cũng có thể là khoảng trống, ví dụ như một căn phòng rỗng. Các nhà khoa học tin rằng sự thẳng hàng của hai cấu trúc rất quan trọng và cấu trúc phía trên có thểꦫ là lối vào cấu trúc lớn bên dưới. Tuy nhiên, cần có một cuộc khảo sát chi tiết hơn để xác nhận.
Thu Thảo (Theo Science Alert)