Theo bức thư vợ ông Jayaraj gửi giớ♌i chức địa phương, chồng bà, 59 tuổi, cùng con trai, Immanuel, 31 tuổi, đã bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, dẫn đến chảy máu trực tràng và cuối cùng tử vong. Bức thư được viết dựa trên lời khai của nhân chứng, yêu cầu các sĩ quan cảnh sát có liên quan phải chịu trách nhiệm.
Cảnh sát thị trấn Sathankulam, nằm cách thành phố cảng Thoothukkudi, bang Tamil Nadu, khoảng 50 km về phía nam, cho biết Jayaraj và Bennicks bị bắt ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhôm 19/6 vì vi phạm các quy♛ định phong tỏa ngăn Covid-19.
Edappadi Pal🌞aniswami, người giám sát cảnh sát bang Tamil Nadu, cho biết Bennicks qua đời ngày 22/6, sau khi kêu than bị khó thở, còn bố anh này, ông Jayaraj, qua đời hôm 23/6. Ông Palaniswami cho biết thêm hai cảnh sát liên quan đến sự việc trên đã bị cho thôi việc. "Chúng tôi sẽ xử lý vụ này theo luật", ông Palaniswami tuyên bố.
Hàng trăm nghìn người dùng Twitter đã sử dụng từ khóa #JusticeforJayarajandBennix (Công lý cho 𒐪Jayaraj và Bennicks), khiến nó này trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên Twitter ở Ấn Độ hôm 26/6 và nằm trong top 30 chủ đề nóng toàn cầu. Giới nghệ sĩ và các chính t💛rị gia cũng lên án hành động của cảnh sát.
"Những trường hợp như Georg🤡e Floyd quá nhiều ở Ấn Độ", nghị sĩ bang Gujarat, Jignesh Mevani, đăng Twitter.
"Liệu có hàng nghìn người Ấn Độ xuống đườn🦄g biểu tình như ở Mỹ hay không?", ông Mevani đặt câu hỏi với 750.000 người theo dõi trên Twitter, đề cập tới các cuộc biểu tình ở Mỹ sau cái chết của người da màu George Floyd.
Floyd, 46 tuổi, tử vong sau khi bị cảnh sát ở thành phố Mineapolis, bang ✤Minnesota, ghì gáy suốt gần 9 phút, dù đã nhiều ꦓlần cầu xin "Tôi không thể thở". Người đàn ông da màu này bị cảnh sát khống chế liên quan cáo buộc sử dụng một tờ 20 USD giả để mua hàng.
Cái chết của Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" tại nhiều 🌠thành phố Mỹ và trên khắp thế giới, phản đối phân biệt chủng tộc v🅘à bạo lực của cảnh sát.
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ (NHRC) năm 2017-2018, trung bình mỗi ngày có gần 15 trường hợp bị dùng vũ lực, traও tấn trong lúc giữ người ở Ấn Độ và trung bình mỗi ngày có 9 người chế🦄t trong lúc bị giữ.
NHRC cho biết nhiều 🐼người chết trong lúc bị cảnh sát giữ nhưng rất lâu sau mới được báo cáo hoặc thậm chí không được báo cáo. Ủy ban này nói thêm rằng tình trạng bạo 𒈔lực trong lúc giam người đã nhiều tới mức gần như thành "chuyện thường ngày ở huyện".
Mai Lâm (Theo Reuters)