Trần Giang Nam và một tác phẩm siêu nhỏ. Ảnh: Thanh Niên |
Nguyễn Nhật Minh bắt đầu vẽ từ rất sớm. Khi còn chưa có khái niệm về gam màu, Minh đã ký họa được nhiều nhân vật truyện tranh nổi tiếng, máy bay, xe tăng... Năm 2002, anh tình cờ đọc được t﷽rên báo những thông tin về Chủ tịch Fidel Castro và người anh hùng Che Guevara nhân sự kiện ngày Quốc khánh của Nhà nước Cuba.
Vốn thần tượng hai vị chính khách này, Minh âm thầm vẽ chân dung họ rồi gửi đến Tổng lãnh sự quán Cuba tại TP HCM nhờ chuyển về nước. Minh nhớ lại: "Tôi gửi chỉ vì lòng ngưỡng mộ của mình chứ không dám mong chờ một điều gì hồi đáܫp. Nhưng không ngờ sau đó hơn hai tháng, Chủ tịch Fidel Castro đã có thư gửi sang cám ơn và khen ngợi bức tranh tôi vẽ tặng ông rất đẹp".
Cũng một đam mê như Minh nhưng con đường đến với cọ và màu vẽ của Trần Giang Nam lại lận đận hơn. Sinh ở Sài Gòn nhưng có hai năm "lưu lạc" ra Hà Nội để học. Tốt nghiệp cấp ba, đậu vào t🐽rường huấn luyện bay. Đang học dở năm nhất được gọi nhập ngũ. Xuất ngũ, trong lúc bạn bè đã làm "ông này, bà nọ", Nam lại bắt đầu nộp hồ sơ thi vào ĐH Kiến trúc.
Nam kể, chính thời gian trong quân ngũ đã giúp anh phát hiện mình có năng khiếu tạo hình những đồ vật siêu nhỏ... Khởi đầu là những con bọ, con kiến, Nam nảy ý định tạo hình để tặng đồng đội. Mất hơn tháng, con bọ mô hình đầu tiên mới hoàn thành. Được đồng đội gợi ý♍, Nam đꦿem ký gửi một số sản phẩm ở các tiệm bán đồ lưu niệm để có tiền tổ chức văn nghệ cho chi đoàn. Sản phẩm bán không được giá lắm vì tác phẩm thiếu hồn. Mãi cho đến khi xuất ngũ và gặp được Minh ở lớp luyện thi đại học của Hội Mỹ thuật TP HCM, sự nghiệp kinh doanh của Nam mới bắt đầu tìm được hướng đi mới.
Nhờ có Minh bố cục và phối màu lại, các sản phẩm Nam làm ra dần dà mang hơi thở của sự sống thật sự. Con kiến, con bọ không còn trơ cái xác mô hình mà đã gợi cho người xem liên tưởng đến cuộc sống ở nông thôn khi phía sau có những cọng rơm làm nền. Chiếc xe đạp được cho chở thêm và🌄i hạt gạo, nhưng gợi nên cảm giác phồn thực rất rõ nét. Người phu kéo xe "ngồn ngộn da thịt" trước kia được cách điệu lại thành một bộ xương đang còng lưng nắm hai càng xe. Nhìn thoáng qua thôi, cũng đủ gợi cảm giác xót xa cho phận nghèo của đời phu xe...
Với một sản phẩm mới làm lần đầu, Nam mất khoảng ba tháng còn với những sản phẩm "tái sản xuất", nhanh nhất là 5 tiếng làm liên tục. Sau khi chế tác thô xong, Minh sẽ là người tư duy để tìm ngôn ngữ đặc trưng thổi vào các tác phẩm cho nó có "hồn" và hơi thở cuộc sống. Nhờ có sự chăm chút này mà ⛄giá bán các vật lưu niệm siêu nhỏ do Nam làm ra từ vài chục ngàn đồng đã dần dần "leo thang" lên mức tối thiểu 300 USD, tối đa 3.000 USD một sản phẩm.
Sau hơn bảy năm khởi nghiệp ♏với công việc chế tác đồ siêu nhỏ, gi𝓰a tài của Nam đã có gần ba trăm sản phẩm được xuất đi khắp nơi trên thế giới. Anh cũng vừa được kỷ lục Việt Nam xác lập thành tích vào năm ngoái.
Hiện cả Minh và Nam học năm thứ nhất ĐH Kiến trúc. Ngoài thời gian ở trường, Nam còn làm thêm ở Công ty bảo vệ Long Hải, Minh viết báo cho một tạp chí kiến trúc. Khoảng thời gian Nam dành ra để chế tác là vào lúc đêm khuya, khi🐻 cả Sài Gòn đã ngủ vùi. Mục tiêu sắp tới của Nam và Minh là ứng dụng những tiến bộ của công nghệ nano vào các sản phẩm siêu nhỏ và tạo nên những đồ vật siêu nhỏ hữu dụng cho cuộc sống thay vì chỉ là quà lưu niệm.
Nam cười: "Các con kiến, con bọ,ꩵ xe xích lô sẽ chuyển động bên cạnh những con ruồi có chứౠc năng làm nhiệm vụ như thám tử để phục vụ cho an ninh điều tra. Tôi tin mình hoàn toàn có thể làm được chuyện đó!".
(Theo Thanh Niên)