Bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết bệnh nhi mới 2 ngày tuổi, non yếu nhẹ cân 2,2 kg, nhập viện do nôn ói, chướng bụng. Bé được phẫu thuật cấp cứu lần đầu ngày 15/5 để giải quyết tình trạng thủng túi thừa Meckel. Đây là dị dạng ở ruột non có hình d🐻áng giống ruột thừa, gây viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng toàn bộ ổ bụng.
Sau mổ 9 ngày bé đã bú được sữa mẹ, đang trên đà bình phục thì lại khó thở. Chụp X-quang phổi ghi nhận đám mờ ở đáy phổi bên ♔ꦛphải. Các bác sĩ đã chuyển hướng điều trị nhưng điều lạ là khối mờ ở phổi 𒁃phải cứ tăng dần đến đỉnh phổi dù bé đã sử dụng kháng sinh liều cao, nguy kịch tính mạng.
"Chuyện gì đang xảy ra bên trong⛄ cơ thể nhỏ bé này? Bao nhiêu câu hỏi tại sao làm đau đầu đội ngũ bác sĩ hồi sức và phẫu thuật", bác sĩ Tầm chia sẻ. Sau hai lần hội chẩ💜n🍰, CT scan dựng hình, bác sĩ phát hiện gan của 💝bé chui lên ngực chiếm hết chỗ của phổi và đẩy tim lệch hẳn sang trái.
Bệnh nhi được c♉hẩn đoán bị thoát vị hoành bên phải, 3/4 gan thoát vị lên ngực qua lỗ khuyết bẩm🎐 sinh cơ 🔯hoành phải. Đây là một dị tật rất nguy hiểm, phải p𒁏hẫu thuật gấp. Kíp phẫu thuật đã xử trí đưa gan xuống ổ bụng bé và khâu ꦜphục hồi lại cơ hoành. Hiện bé hoàn toàn bình phục, thở nhẹ nhàng, bú tốt tăng cân, vết mổ liền sẹo đẹp.
Theo bác sĩ Tầm, thoát vị hoành bên phải rất hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 1/5.00🔴0 trẻ sơ sinh với 90% trường hợp thoát vị bên trái. Nữ gặp dị tật này nhiều gấp đôi nam. Thủng túi thừa Meckel ở sơ sinh cũng rất ít gặp. Hai dị tật hiếm mà xuất hiện cùng lúc trên một bệnh nhi thì lại càng hiếm, làm cho việc chẩn đoán và điều trị thêm khó khăn phức tạp.