Phạm Bùi Gia Hân, 17 tuổi, học sinh trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội, nhận tin trúng tuyển Đại học Stanford cách đây gần hai tuần. Đây là đại học xếp thứ ba trong top đại học tốt nhất nước Mỹ và có tỷ lệ chấp nhận 4% trong hơn 50.000 hồ sơ, theo US News and World Report.
Từ khi vào THPT, Gia Hân đã đặt mục tiêu chinh phục Stanford. Nữ sinh nhận đị🌊nh đại học top 3 nước Mỹ có thế mạnh về sáng tạo, môi trường khởi nghiệp và sáng kiến về phát triển bền vữ🦹ng - những giá trị em muốn theo đuổi.
Hiểu rằng chinh phục Stanford không dễ dàng, Hân bắt đầu tìm thông điệp cho bài luận chính từ cuối năm 2021, cách hạn nộp♑ hồ sơ một năm. Lần lượt viết về ba ý tưởng nhưng Hân không ưng bài nào, trong khi thời điểm đóng đơn ngày càng gần.
Đến tháng 7/2022, Hân tham gia Blue Dragon - Tổ chức hỗ trợ trẻ em đường phố, được giao sáng tác một bộ truyện tranh mang thông điệp trao quyền cho thế hệ trẻ. Chưa từng có trải nghiệm về chủ đề này, lại ít có cơ hội tiếp xúc với trẻ em đường phố, Hân lúng túng, rồi quyết định xây dựng nội dung truyện dựa trên hiểu biết, kiến thức tích🌜 luỹ của mình. "Em nghĩ đến bình đẳng giới, có lẽ các bạn sẽ thích việc con gái chơi bóng đá nên em đưa chi tiết này vào truyện", Hân kể.
Khi đưa sản phẩm cho một chuyên gia, Hân nhận ra những gì ൩mình nghĩ không thực tế, dù có mục đích tốt. Em vẫn nhớ lời vị chuyên gia khi đó, rằng trẻ em đường phố cần cái ăn, chỗ ngủ, được học hành trước khi chơi đá bóng. "Em như được khai sáng. Em hiểu ra rằng để giúp đỡ ai đó, thay vì đứng trên cao, đứng từ ngoài rồi áp đặt suy nghĩ, tự cho rằng chỉ cần đưa cho họ cái này cái kia là tốt, thì phải bước và💝o thế giới của họ và xem họ thật sự cần gì, từ đó tìm ra giá trị của họ", Hân nói.
Trên đường về nhà hôm đó, em đã viết ngay ý tưởng bài luận chính vào điện thoại. Dù vậy, Hân phải sửa nhiều lần do thường ôm đồm dẫn chứng. Em được cố vấn học tập khuyên chỉ nên đưa hai bài học giá trị nhất vào bài, rồi kể thành câu chuyện mang thông điệp thống nhất. Sau ba tháng, nữ sinh ưng ý với bài luận chính, dành thời gian còn lại để trau chu▨ốt những yếu tố khác của hồ sơ.
Cùng thời điểm này, trong vai trò người sáng lập The Student Consulting Group (SCG - một công ty tư vấn trong nhiều lĩnh vực), Hân cùng cộng sự tổ chức thành công hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, kết nối chuyên gia kinh doanh, khởi nghiệp với các bạn trẻ. Thành lậ♏p vào cuối năm 2021 với bảy thành viên từ 14 đến 20 tuổi, hoạt động này được Hân đánh giá là điểm bứt phá của bộ hồ sơ, bên cạnh bài luận chính.
Cả nhóm bắt đầu bằng các hoạt động nhỏ, tư vấn cho phụ huynh và học sinh, t🦂ùy theo yêu cầu. Hân chủ động liên lạc với các đơn vị và một số dự án đã có sẵn, đề nghị được hợp tác cùng. Ngay trong lần đầu tiếp cận doanh nghiệp, cả nhóm bị từ chối gặp mặt. Nữ sinh kiên trì email, đề xuất "tham gia các bài kiểm tra để được đánh giá năng lực một cách khách quan", và nhấn mạnh việc tư vấn hoàn toàn miễn phí. Nhóm sau đó nhận được nhiều dự án tư vấn, trong lĩnh vực giáo dục và ẩm thực.
Ngoài ra, nữ sinh Hà Nội còn dành thời gian nghiên cứu khoa học. Đầu năm nay, bài nghiên cứu của Hân về các biện pháp an toàn thúc đẩy 𝔍doanh nghiệp Việt Nam trong đại dịch được đăng trên tạp chí quốc tế Journal of Student Research. Trong ba năm 2018-2021, Hân tham gia hàng loạt cuộc thi tranh biện trong và ngoài nước. Em cũng gi🐠ữ vị trí đại diện học sinh toàn trường (Head student/Head girl) tại BIS.
Dành thời gian cho các lĩnh vực khác nhau, Hân cũng từng đặt câu hỏi liệu việc này có phả💙n tác dụng và trở thành bất lợi trong bộ hồ sơ du học. "Em cũng mất nhiều ngày đắn đo, nhưng rồi vẫn quyết định không thêm hay bớt hoạt động nào. Em không cố thể hiện là mình thích những thứ đó, mà đó là sự thật, thực sự là em. Vậy nên tại sao phải lo lắng?", Hân chia sẻ.
Theo nữ sinh, tranh biện là đam mê, cũng là một kỹ năng.🐲 Còn em có định hướng phát triển nghề nghiệp ở mảng tư vấn 💞và giải quyết rủi ro cho các công ty, liên quan đến đóng góp xã hội, giảm thiểu rác và bảo vệ môi trường. Vì thế, về bản chất, những gì em hướng tới vẫn thống nhất với nhau.
Cô gái 17 tuổi nói cần song hành giữa việc học và tham gia các hoạt động ngoại khoá, học để làm và làm những thứ phụcඣ vụ cho việc học. Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng Hân vẫn tuân thủ kế hoạch học tập chương trình IB (International Baccalaureate - Tú tài quốc tế) trên lớp và vượt qua các bài kiểm tra. Lần gần nhất, em đạt điểm tuyệt đối cả 6 môn. Cũng nhờ thành tích này, em không cần nộp chứng chỉ IELTS trong hồ sơ du học để chứng minh khả năng tiếng Anh.
Cô Trần Phương Hoa, cố vấn của Gia Hân trong quá trình làm hồ sơ du học Mỹ, đánh giá em là học sinh toàn diện khi học tốt cả Toán, Kinh tế lẫn Văn học, Địa lý. Bên cạnh đó, Hân có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích và xử lý thông tin, nên kỹ năng phản biện tốt. "Em là một trong những học sinh hiếm hoi vừa có khả năng học thuật xuất sắc, vừa năng động và có thể áp dụng đượ𒅌c các kiến thức em đã học vào thực tiễn", cô Hoa nói và cho rằng với tố chất này, Hân có thể học lên thạc sĩ, tiến♉ sĩ trong các lĩnh vực tư vấn, kinh doanh, khởi nghiệp.
Nhìn lại hành trình ứng tuyển của mình, nữ sinh cho rằng điều mang đến giá trị cho bộ hồ sơ đến từ những trải nghiệm thực tế. Cùng với đó, Hân khuyên ứng viên nên nghĩ thoáng hơn về các thành tích hoạt động ngoại khoá. "Nhiều người nghĩ phải đạt giải quốc tế, hoặc làm những điều thật vĩ mô mới tạo giá trị cho hồ sơ du học, còn làm trưꦅởng nhóm tại dự án trong trường là không đủ. Nhưng em nghĩ cái gì cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé, là nền tảng để vươn xa hơn", Hân nói.
Thanh Hằng