Ông Trương Văn Hơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương xác nhận thông tin với VnExpress chiều 23/2. Ông cho biết công văn được gửi sau khi Trung tâm Thông tin và Tư vấn đầu tư Invest Global của Hiệp hội Doanh nghiệp đầ♎u tư nước ngoài đề nghị đại sứ quán Ấn Độ viện trợ vaccine Covid-19 cho Hải Dương.
Theo ông Hơn, Đại sứ quán Ấn Độ trước đó cho biết chính phủ nước này sẵn sàng viện trợ 200.000ꦡ-300.000 liều vaccine Covid-19. Vaccine do Ấn Độ sản xuất, đã kiểm nghiệm, sử dụng tại nước này và được viện trợ cho nhiều nước trên thế giới.
Vì vậy, UBND tỉnh gửi công văn đề nghị đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam xem xét, đề xuất với Chính phủ Ấn Đ💜ộ viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Hải Dương 200.000-300.000 liều vaccine Covid-19. Lượng vaccine này sẽ dùng để tiêm cho nhân viên y tế, chiến sĩ, người có nguy cơ lây nhiễm cao trên tuyếꩲn đầu chống dịch.
Đại diện đại sứ quán Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi đã tiếp nhận đề xuất của tỉnh Hải Dương và chuyển tiếp ch🐈o cơ quan chức năng Ấn Độ".
Hải Dương hiện ghi nhận số ca nhiễm cộng đồng cao nhất toàn quốc trong đợt dịch bùng phát từ cuối tháng 1 đến nay. Từ ngày 28/1 đến sáng 23/2, Hải Dương ghi nhận 620 ca nhiễm. Tỉnh này áp dụng xét nghiệm theo nhóm từ hôm nay để đảm bảo 100% trường h🌳ợp nguy cơ cao mắc Covid-19 được xét nghiệm sàng lọc, giúp đánh giá các vùng an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Theo CNBC, Ấಞn Độ có 2 loại vaccine đang dược sử dụng. Loại vaccine thứ nhất do hãng dược Brahat Biotech hợp tác với Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ. Hiện vaccine này tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Loại vaccine thứ hai tên là Covishield, do Viện Huyết thanh sản xuất, chính là vaccine do AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford nghiên cứu. Vaccine này đã được chấp thuận khẩn cấp tại nước này để sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng diện rộng, khoảng 300 triệu người gồm nh🌳óm làm việc ở tuyến đầu, những người trên 50 tuổi hoặc người thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Cov🌜ishield có giá thành rẻ hơn vaccine của Pfizer và Moderna, không cần bảo quản ở nhiệt độ quá thấp. Vào tháng 2/2020, vaccine này đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp, cho phép cung cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.
Chi Lê