Huỳnh Trang Nhi từng là một trong những người mẫu sáng giá của TP HCM đầu những năm 1990. Chị sớm rời sàn catwalk, sang xứ người lập nghiệp. Hiện giờ, chị là chủ sở hữu của một số quán cà phê, nhà hàng, khách sạn tại cả Singa🌠pore và Việt Nam, là nhà tài trợ của một số hoạt động thể thao và thiện nguyện trong nước. Câu chuyện làm mẹ đơn thân ở tuổi 28-29 của chị đã trở thành cảm hứng cho đạo diễn Hoàng Minh Phi thực hi🎐ện bộ phim ngắn Trái tim người mẹ. Nhiều nỗi gian truân trong quá trình đó được chị giữ cho riêng mình. Chỉ đến bây giờ, khi con đường t🌌ìm kiếm hạnh phúc đã hoàn thành, chị mới chia sẻ.
Năm 2003,ཧ để chạy trốn nỗi đau của mối tình đầu tan vỡ, Trang Nhi rời Việt Nam. Vừa chân ướt chân ráo tới Singapore đi học, chị phát hiện mình có bầu. Đứa trẻ đến một cách quá bất ngờ, khiến Trang Nhi hoang mang. Sau khi đến phòng khám được nghe lời bác sĩ chúc mừng, cả đêm chị suy nghĩ và chợt nhận ra đó là quà của Chúa. Lo lắng cho cuộc sống bôn ba nơi xứ người, nhưng khi người bạn khuyên bỏ con, Trang Nhi chỉ🗹 đáp: “Không”. Chị biết đứa trẻ ra đời vì chị muốn có bé, chứ không phải để giữ chân bạn trai. Bé sẽ là của riêng chị.
Thai hơn ba tháng, chị mới cho bố mẹ biết. Đúng như chị lo lắng, chị bị gia đình phản đối. Cuộc sống ở Singapore lúc này cũng bắt đầu khó khăn. Vì chỉ mang 🌞theo tiền dành dụm của bản thân, không nhờ cha mẹ hỗ trợ, nên vừa học, Trang Nhi vừa phải đi làm thêm để trả tiꦯền thuê nhà và các chi phí khác. Thai tháng thứ năm, không đủ sức, chị đành bỏ dở việc học. Nghỉ học đồng nghĩa visa bị hủy, công việc làm thêm là trực điện thoại cũng không còn. Không muốn trở về nước trong tình trạng của người thất bại, Trang Nhi quyết tâm bám trụ tại đây tìm việc mới. Lúc này chị cũng phải thường xuyên đi về giữa hai nước để gia hạn visa du lịch. (Năm 2003, hộ chiếu đi lại giữa Việt Nam và Singapore vẫn cần có visa).
Mỗi lần chị về nhà là một lần đau buồn. Bố mẹ chị cảm thấy mất mặt vì hàng xóm dị nghị, vừa thương vừa g🧔iận đứa con “ngang bướng” khiến chị cảm thấy rất áp lực. Còn sang Singapore, chị một thân một mình, không ai chăm sóc. Có lần thèm ăn cháo quẩy đến mức không chịu nổi, giữa đêm chị phải bắt xe đi mua. Tô cháo chỉ đồng hai nhưng tiền taxi hai mươi mấy đồng. Nhìn những cặp đôi hạnh phúc, nhìn những bà bầu được chồng bên cạnh dìu dắt, chị không khỏi chạnh lòng: thất bại trong tình yêu và cô đơn khi làm mẹ. “Đó không phải là số phận. Con đường mình đang đi là do mình lựa chọn, mình đã lựa chọn và mình sẽ không hối hận”, chị gạt nước mắt và quyết tâm mang lại hạnh phúc cho con.
Không người chăm sóc, giấy tờ chưa đầy đủ, không có tài chính để đến bệnh viện Singapore, bầu gần 8 tháng, Trang Nhi về nước sinh con, nhờ cậy gia đình. Sinh xong, chị lại tất bật lo dịch thuật giấy tờ, chuẩn bị hành lý để khi bé Sarah Huỳnh vꦛừa đầy tháng thì bồng con trở lại Singapore làm việc. Chị không muốn thất hứa với công ty nơi chị làm việc - công ty đã rất tốt với chị, lo ꦇliệu thủ tục giúp chị có thể định cư dài hạn tại đây.
Lần đầu làm mẹ, vì phải lo kiếm sống, chị không có thời gian tìm hiểu các cách chăm sóc và nuôi dạy con. Tất cả những gì chị biết𒉰 về chăm trẻ đều theo hướng dẫn của mẹ (thỉnh thoảng bà sang Singapo🐷re ngắn ngày để hỗ trợ chăm cháu). Không biết cách bơm sữa dự trữ cho con, đợi đến giờ nghỉ trưa ở công ty, chị vội vàng về nhà cho con bú. Nhiều lần Sarah bị đói oan.
Do kiến thức nuôi trẻ không có nên lúc nào Trang Nhi cũng sợ con khóc, sợ con không hòa nhập nơi trường học. Một ngày của chị chỉ xoay quanh công việc - con, con - công việc, chăm con - kiếm tiền. Vừa nuôi con, vừa làm, vừa tranh thủ học thêm, chị không có bất kỳ một sự giải trí nào. Những nỗ lực của chị cũng được đền đáp, khi năm 2006 chị mua được 🦄nhà trả góp và được cấp thẻ xanh, 𓃲trở thành công dân Singapore.
Lúc Sarah đi học, biết so sánh với xung quanh, hai lần chị lúng túng trước câu hỏi khó của con: "Mẹ ơi, sao con không ♕thấy hình cưới của mẹ", "Mẹ ơi, sao lý lịch của con, ở mục cha, lại ghi là không có?". "Mẹ đợi sau này con lớn, mẹ con mình cùng chụp ảnh cưới", "Con có thấy bố mang bầu không, chỉ có mẹ đẻ ra con thôi". Câu trả lời lấp liếm của chị giúp Sarah hài lòng. Được mẹ chăm bẵm, Sarah luôn biết mẹ là người yêu mình nhất trên đời, bé không cần hỏi về cha nữa. Bé cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống bên mẹ và ông bà ngoại.
Dành tình cảm cho con, xác định lấy chồng cho mình cũng phải là lấy cha cho con, Trang Nhi không thể tìm cho mình một người bạn đời thực sự. Mối tình cuối sau này đã lấy của chị rất nhiều tình cảm, công sức và tiền bạc nhưng không mang lại cho chị sự bình an. Chị cảm thấy người đàn ông muốn tận dụng những gì chị có sẵn để thỏa mãn họ nhưng lại không cam kết khi chị luôn có một đứa con bên cạnh. Ngày cuối tuần, ngày lễ, thay vì đi chơi với bạn trai, chị dành th༺ời gian cho con. Một năm hai lần chị dẫn con đi du lịch dài ngày. Chị biết, ng𓆉ười nào yêu chị cũng khó có thể hạnh phúc.
Sau những tổn thất trong tình cảm, chị nh꧙ận ra: "Cuộc đời này của mình không cần có thêm một người đàn ông nữa. Mình có thêm một đứa bé nữa để chăm sóc, yêu thương, đó mới là gia đình của mình". Vậy là🅘 cuối năm ngoái, chị có thêm bé Út. Ngày chị ꧙sinh bé, Sarah nắm chặt tay mẹ trước cửa phòng phẫu thuật: "Mẹ đừng🎃 buồn, đã có con dẫn mẹ đi sinh". Hạnh phúc của người mẹ đơn thân có lẽ chỉ cần có vậy, khi chị quay về bên trái hay bên phải đều có các con nắm tay mình.
Từng trải qua khó khăn khi một mình nuôi dạy Sarah, chị ꦏtin với tình yêu của ෴mẹ, tình yêu của chị gái, bé Út sẽ hạnh phúc. Có bé Út, Sarah cũng có thêm người bầu bạn.
“Qua bao sống gió, với cuộc đời mẹ thì thời khắc này là đẹp, là tuyệt vời, là hạnh phúc và bình an nhất... Được sinh ra hai con, được làm mẹ của hai con là món quà lớn và giá trị nh🦂ất cuộc đời mà ơn trên đã ban tặng... Đời thế mà vui”, người🔜 mẹ mới đây đã viết trên trang cá nhân của mình.
Bích Thục