Với viên chức nhà nước, thứ hai hàng tuần luôn có các cuộc giao ban. Thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng còn quan trọng hơn vì đây thường là thời điểm thực hiện cuộc giao ban tháng༺ với nhiều nội dung về nhân sự, kết quả kinhဣ doanh, kế hoạch hoạt động cả tháng. Tôi không dám vắng mặt.
Do vậy, tôi đành nhờ bác xe ôm gần nhà đưa đón, những việc còn lại như lên tầng, lấy số khám, xác định phòng khám, trình bày với bác sĩ... đành phải để mẹ tự làm. Vì thế, giải quyế꧒t khâu vận chuyển mới chỉ là phần ngọn, sau một thời gian suy tính, tôi đã cho ra một giải pháp "thực sự toàn diện".
S🌟ức khỏe mẹ tôi khá ổn nên đơn thuốc các lần khám đều na ná nhau, thuốc huyết áp, long đờm, thỉnh thoảng thêm hoạt huyết dưỡng não, mấy lọ thuốc bổ đông y... Tôi nhẩm tính giá trị chỗ thuốc (miễn phí) đó và hạch toán: thấp hơn nhiều so với nửa ngày công của tôi, chưa kể chi phí xăng xe, mẹ con vất vả khi di chuyển trong biển người tại Hà Nội. Vì thế, tôi ra hàng thuốc mua theo đơn cho cụ. Để cụ khỏi xót ruột vì mất cơ hội nhận miễn phí thuốc bảo hiểm, tôi nói dối 𒐪vì quen lãnh đạo bệnh viện nơi cụ đăng ký bảo hiểm y tế, nên có thể lĩnh thuốc theo kiểu vắng mặt, với điều kiện kèm theo là sẽ đến ngay bệnh viện khi thấy mệt và tuân thủ lịch khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Nghe tôi nói, cụ đồng ý, nh𒁃ưng ánh mắt thoáng qua sự nuối tiếc nào đó mà lúc bây giờ tôi không thể hiểu. Từ đó, trong tôi, "nỗi ám ảnh ngày thứ hai tuần đầu tiên trong tháng" không còn nữa, và cứ ba tháng một lần tôi đưa mẹ đi khám định kỳ.
Ngày tháng trôi mau, rồi cũng tới ngày tôi nghỉ chế độ và bắt đầu hòa nhập với "hệ sinh thái hưu trí" như mẹ: Sáng múa quạt Bờ Hồ, trưa nghỉ không giới hạn, chiều cờ tướng -🎀 đọc thơ, thi thoảng tổ chức liên hoan nhân dịp sinh nhật thành viên tổ hưu.
Đời sống hưu trí nhẹ nhõm nhưng bắt đầu phải đối mặt với hai điều không dễ chịu: cơ thể lão hóa với tốc độ nhanh hơn và "những thách thức từ thu nhập". Phần thì không thể đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh sang chảnh, phần thì bị hấp dẫn do được bao cấp 95% chi phí khám chữa, nên như bao cán bộ hưu trí khác, sau những ngần ngừ ban đầu, chặng đꦉường tiếp theo của tôi vẫn là "đi thật sớm, kiên nhẫn chờ" tại bệnh viện.
Hôm ấy, cùng với niềm vui miễn phí xe buýt cho người cao tuổi ở Hà Nội, sáng tinh mơ tôi lần đầu thực hiện hành trình đi khám bệnh b♒🐈ằng bảo hiểm y tế.
Vốn đã nhiều lần đưa mẹ đi khám nên sự đông đúc tại phòng chờ không làm tôi bất ngờ. Sau khi lấy số hẹn, tôi tìm một góc khuất ngồi đợi và như kẻ mới nhập cuộc, tôi chăm chú theo dõi▨ sự rộn rã từ những lời hỏi thăm, trao đổi trong phòng chờ.
Câu chuyện của các cụ ông chủ yếu về tin tức "thượng tầng kiến trúc" 😼chính trị. Trong khi với các cụ bà, mục tiêu chính là "truyền bá kiến thức" cho nhau để 🏅trở thành "người tiêu dùng thông thái".
Có cụ khẳng định mình đ🌺ã đủ "vốn sống" để nhận biết sữa mua ở siêu thị nào giá hợp lý nhấtꦅ, rau sạch nhãn hàng nào "sạch" thật, vì sao vitamin B15 nhất định phải của Đức; viên chữa cảm cúm của Nhật Bản tuyệt diệu làm sao...
Sau hơn hai giờ đồng hồ dự thính, tôi chợt hiểu ra, vì sao chỉ sau vài năm nghỉ hưu, nhiều cụ ông trở thành "nhà bình luận chính tr🌠ị nghiệp dư", còn các cụ bà thì thoắt biến thành "người🃏 tiêu dùng... cả tin". Nhưng tất cả điều này cũng hoàn toàn vô giá trị nếu so sánh với sự sôi nổi, niềm vui của các cụ khi thực sự được giao lưu, trao đổi với nhau về những mối quan tâm chung.
Sự sôi động của buổi phổ biến kiến thức giảm dần theo thời gian, tới gần trưa, phòng đợi chỉ còn lác đác vài người và đó chính lꦰà thời điểm người đã khám xong quay lại hẹn dịp giao lưu với những người còn đang đợi. Họ hẹn nhau để chứng kiến "đằng ấy" vẫn khỏe, để thêm một lần khoe chuyện con cái phương trưởng và thêm cơ hội truyền cho nhau những "bí kíp" mới. Hơn thế, hẹn ước ấy còn như một cam kết về nỗ lực tự thân của người cao tuổi: cố gắng khỏe để thêm những lần gặp nhau.
Tháng nào cũng gặp, mà biết bao chuyện để nói, để nghe, vậy mà khi chia tay vẫn bịn rịn với những dặn dò lưu ý giữ gìn sức khỏe, thậm chí, có cụ còn ch🅰ấp nhận đi bộ thêm một đoạn khá dài do đổi tuyến xe buýt để nói nốt câu chuyện còn chưa hết.
Ngay sau lần đầu tiên tham gia khám bệnh bảo hiểm y tế, tự nhiên trong tôi tràn đầy ân hận vì đã trót nghĩ ra giải pháp "phát thuốc vắng mặt" cho mẹ ngày đó. Tận mắt chứng kiến buổi giao lưu trong phòng𓄧 chờ khám bệnh của các cụ, tôi mới biết rằng, với tuổi già, thuốc có thể không phải là giải pháp sức khỏe duy nhất.
Tôi sẽ trịnh trọng nói dối lần nữa, rằng bệnh viện đã hủy🌳 bỏ chương trình "phát thuốc vắng mặt" nên từ tháng này, mẹ con sẽ lại đi lĩnh thuốc bảo hiểm.
Nhữ🌄ng người con, đôi khi phải quá lâu, đến tận khi già đi, mới hiểu niềm vui và nhu cầu giản dị của cha mẹ.
Tô Ngọc Doanh