Ngày 16/8, bác sĩ Đào Thị Ánh Tuyết, Bệnh viện đa khoa Thạch Thất, người trực tiếp cấp cứu ca bệnh, cho biết bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng 𒉰sau khi dùng một loại thuốc chứa hai thành phần kháng sinh là metronidazol, spiramycin. Trước đó, bệnh nhân từng dị ứng nghiêm trọng một lần với thuốc này, nhưng vẫn tiếp tục mua uống dẫn đến phản vệ lần hai.
Bệnh nhân được cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ. Sau hai mươi phút, người bệnh giảm khó thở, nhưng hai mắt và môi vẫn sưng nề. Theo bác sĩ Tuyết, bệnh nhân may mắn nhập viện và xử lý kịp thời, khôn꧃g nguy hiểm tính mạng.
Hiện, ông tiếp tục được theo dõi ꦚtại Khoa Hồi sức Cấp cứu.
Bác sĩ Tuyết cho hay, sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. T🀅rong đó, thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh.
Tự ý uống và lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như loét dạ dày, tổn thương gan, suy giảm chức năng thận, cao huyết áp, rối loạn điều hòa hoạt động các cơ quan như loãng xương... Sử dụng thuốc bừa bãi còn gây ra những phản ứng phụ như dị ứng, mẫn cảm, thậm chí là phản ứng phản vệ nguy hiểm có thể tử ﷽vong.
Bác sĩ khuyến cáo sau khi dùng thuốc, đặc biệt là những người đã từng có tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, thấy xuất hiện các triệu chứng như nổi ban da ngứa,💯 buồn nôn, đau bụng, khó thở, tức ngực, cần đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị, tránh lạm dụng thuốcಞ💞 và tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ cần t🐬hông tin rõ về tiền sử bệnh khi đi khám để bác sĩ hiểu rõ v🏅à điều trị đúng cách.
Minh An