Sau bài viết Sự khác nhau trong 'văn hoá khẩu trang' Á - Âu, độc giả An cho rằng người phương Tây quan ꦕniệm chỉ đeo khẩu trang khi có bệnh nên họ có tâm lý "xa lánh" những người này:
Dễ nhận thấy lý do chính khiến chúng ta có thói quen đeo khẩu trang đó là vì vấn đề ô nhiễm (còn khi có dịch/bệnh thì dĩ nhiên phải đeo rồi) còn người châu Âu không có thói quen đeo khẩu trang họ chỉ đeo khi bản thân đang mắc bệnh để tránh lây cho người khác, vì vậy khi thấy ai đó đeo khẩu trang họ thường có xu hướng trán𝄹h xa vì nghĩ người đó đang có bệnh, đó là do tâm lý sợ bị lây bệnh.
Con người bất cứ ai cũng đều có xu hướng tránh xa những th💦ứ mà ta cảm thấy có thể gây nguy hại cho bản thân, chẳng hạn một người sợ khói thuốc lá sẽ có xu hướng tránh xa những người đang hút thuốc, điều đó khiến cho những người bị mọi người xa lánh có cảm giác nh🐎ư mình đang bị kì thị, tuy nhiên đó là một suy nghĩ có phần tiêu cực.
Hãy thử đặt mình vào trường ♏hợp gần giống như vậy ch🤡ẳng hạn như khi thấy một người đang ho húng hắng liên tục có dấu hiệu của cảm cúm liệu bạn có dám đứng cạnh họ không, hoặc nếu đang đứng cạnh họ bạn có ý định muốn rời đi hay quay đi chỗ khác không.
Chắc chắn rất nhiều người sẽ làm như vậy, và đối với người bệnh kia họ sẽ có cảm giác đang bị mọi người xa lánh nhưng đó không phải là kỳ thị, kỳ thị là khi họ không có bệnh mà mọi người vẫn xa lánh, tương tự như vấn đề châu Âu nếu một người không đeo khẩu trang mà vẫn bị xa lánh t💖hì mới nên gọi là kỳ thị. Sự kỳ thị người châu Á vẫn luôn tồn tại trong xã hội châu Âu nhưng chắc chắn chỉ là thiểu số thôi vì vậy mọi người nên suy nghĩ tích cực hơn, không phải cũng xấu như chúng ta nghĩ.
Độc giả Doan cho rằng xuất phát từ quan niệm đeo khẩu trang chỉ khi bị bệnh nên người phương Tây không đeo khẩu trang 🌞🐟để phòng Covid-19 như người châu Á:
Tôi xin chia sẻ một chút để nếu♐ ai chưa biết thì sẽ hiểu rõ hơn, tôi không muốn nói ai đúng🍸 ai sai.
Ở Phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, cơ quan phòng chống dịch (CDC) không hề yêu cầu đeo khẩu trang. CDC nhấn mạnh khẩu trang chỉ dành cho người bệnh và cho nhân viên y tế và những ai có sức đề kháng đang yếu. Tức là họ nhấn mạnh tính tích cực của khẩu trang là ngăn việc lây bệnh cho người kh❀ác.
Tính tích cực này thể hiện rõ khi CDC khuyến cáo bạn cần đeo khẩu trang khi vào thăm viện dưỡng lão để tránh gây bệnh cho người già vì đối tượng này sức đề kháng đã yếu. Ngoài ra khẩu trang chỉ dành cho người làm trong ngành y tiếp xúc bệnh nhân, như là một thiết ♈bị bảo hộ lao động. Việc đeo khẩu trang y tế tùm lum có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nhân viên ngành y không đủ k🧔hẩu trang mà dùng vì đây là mặt hàng không phải phổ thông cho công chúng.
Từ những hướng dẫn 🌺cụ thể này của CDC, nên việc đa số dân Mỹ có cái nhìn về khẩu trang y tế khác với suy nghĩ của người Việt Nam. Đó là khác biệt trở thành văn hoá riêng vì họ đã được giáo dục như vậy đeo khẩu trang là người bệnh và khẩu trang chỉ dành cho nhân viên y tế tiếp xúc bệnh nhân.
Về khác biệt trong văn hoá giáo dục, giữa việc 1,000 người bệnh phải đeo khẩu trang để ngăn truyền bệnh cho 10 triệu người dân khác không cần đeo khẩu trang, với việc 10 triệu người dân phải đổ xô đi đeo khẩu trang do ý thức phòng bệnh kém cỏi của ꧂1,000 bệnh nhân kia, Mỹ chọn cách thứ nhất.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.