Nghiên cứu mới được công bố hôm 6/2 trên tạp chí Science Advances phát hiện ra rằng sự tăng tốc này đang diễn ra trên toàn cầu với những tác động đáng chú ý nhất ở các vĩ độ nhiệt đới. Tốc độ gia tăng không chỉ trên bề mặt đại dương mà còn xảy ra ở độ sâu tới 6.560 feet (2.000༒ mét).
Đồng tác giả nghiên cứu Janet Sprintall, nhà hải dương học tại Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California (Mỹ) cho biết sự thay đổi tốc độ của các dòng hải lưu do 🐼chịu tác động của sự gia tăng gió và biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua.
Các nhà nghꩲiên cứu nhận thấy gió thổi qua đại dương với tốc độ 1,9% mỗi thập kỷ. Sự gia tăng tốc độ gió này truyền năng lượng đến bề mặt đại dương và sau đó là vùng nước sâu hơn. Khoảng 76% bề mặt các đạiꦯ dương đã có sự gia tăng động năng. Tốc độ hiện tại của đại dương đã tăng khoảng 5% mỗi thập kỷ kể từ đầu những năm 1990.
Nghiên cứu có sự tham gia của Shijian Hu, nhà hải dương học tại Viện Hải dương học🥀 ở Thanh Đảo (Trung Quốc). Hu cùng Sprintall và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu những thay đổi toàn cầu đối với dòng hải lưu. Nhóm nghiên cứu đã phân tích lại dữ liệu cũ hiện có và lấy thông tin mới như 🐬nhiệt độ, độ mặn và các dòng hải lưu từ dự án khoa học Argo của NASA.
Trong khi các dòng điện từ trường trong vùng cận nhiệt đới truyền năng lượng từ xích đạo đến các cực đã tăng trong thế kỷ qua nhưng một số dòng hải lưu lớn trong khu vực, chẳng hạn như Kuroshio ở phía tây Bắc Thái Bình Dương lại rất ít bằng chứng về sự tăn𓆉g tốc.
Michael McPhaden, nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ🐈 nhận định rằng sự thay đổi về tốc độ không thể hiện rõ ràng ngay vì các dòng hải lưu di chuyển chậm ví dụ như hải lưu xích đạo ở phía Nam Thái Bình Dương chỉ di chuyển 1 dặm/giờ nên chỉ tăng tốc 0,05 dặm/giờ trong một thập kỷ. Tuy nhiên, với lượng nước khổng lồ khi di chuyển, phải mất năng lượng đáng kể ban đầu để tạo ra gia tốc. Những thay đổi lớn trong tự nhiên cho thấy sự nóng lên toàn cầu là thủ phạm.
Các nghiên cứu về những thay đổi của đại dương rất quan trọng để tìm hiểu tác động của bi💯ến đổi khí hậu. Các dòng hải lưu di chuyển nhiệt trên toàn cầu nên sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống trong đại dương, thời tiết và nhiệt độ khu vực.
An Phạm (Theo livescience)