Trường hợp nhập viện gần nhất là bệnh nhân Yến, 20 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội. Ngày 28/6, cô gái được chuyển xuống từ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh với chẩn đoán bị viêm não. Ngà𓃲y 1/7, ✃bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với virus viêm não Nhật Bản.
Trước đó 3🌊 ngày, cô gái sốt cao, rét run liên tục. Hai ngày sau thì có biểu hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, yếu người bên p🌜hải. Đến lúc này người nhà mới đưa bệnh nhân đi khám.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng mắt mở tự nhiên nhưng đờ đẫn, không tiếp xúc được; liệt chân tay; sốt cao liên tục, có cơn co giật ngắn, sau đó hôn mê sâu dần, p🔥hải thở máy. Tiên lượng tương đối nặng, dù điều trị khỏi cũng có thể để lại di chứng, ảnh hưởng hệ thần kinh như: thay đổi tâm thần, hành vi, liệt chi…
Trước đó ngày 17/6, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Thảo, 17 tuổi, ở Ba Vì, Hà Nội, cũng bị viêm nꦉão Nhật Bản trong tình trạng chậm chạp, lơ mơ, sốt cao liên tục, tăng dần liệt 2 chân, tay.
Bốn ngày trước đó, cô gái có biểu hiện đau đầu, sau đó sốt cao 38-4🌜0 độ C, có cơn rét run, nôn. Bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì và được chẩn đoán viêm não nên chuyển tiếꦑp lên tuyến trên.
Bác sĩ Cấp cho biết, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy tổn thương lan tỏaღ cả trên não và tủy sống. Biểu hiện liệt tiến triển tăng dần sang cơ hô hấp nên phải thở máy. Sau điều trị, đến nay nữ bệnh nhân đã bỏ được máy thở nhưng cơ chân tay bị liệt, có thể để lại di chứng.
Bệnh viện cũng mới tiếp nhận một bệnh nhân nữ 19 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nộ♈i bị viêm não nặng, đang chờ kết quả xét nghiệm xem 𝐆có phải viêm não Nhật Bản.
Theo bác sĩ Cấp, viêm não Nhật Bản ở người﷽ lớn rất hiếm gặp. Hai trường hợp bệnh này chưa đủ kết luận bất thường nhưng là yếu tố lo ngại vì mới bắt đầu vụ dịch đã có 2 ca. Đây là bệnh nguy hiểm vì virus tấn công trực tiếp vào não.
Viêm não virus có hai thể: Viêm não thứ phát sau nhiễm virus - việc điều trị có thể đơn giản hơn, ít để lại di chứng và virus tấn công trực tiếp vào não như virus viêm não Nhật Bản, Herpes 💟và một số loại khác - gây tổn thương noron thần kinh nghiêm trọng hơn.
“Virus Herpes đã có thuốc điều trị đặc hiệu, nên nếu điều trị sớm tiên lượng tốt hơn. Trong khi đó, virus viêm não Nhật Bản chưa có t♌huốc điều trị đặc hiệu, chỉ hồi sức, duy trì đợi bệnh nhân tự hồi phục nên tỷ lệ tử vong cao, nếu khỏi tỷ lệ di chứng cũng 𒈔nhiều hơn. Rất may là hiện chúng ta đã có văcxin phòng”, bác sĩ Cấp nói.
Cũn🌠g theo bác sĩ Cấp, người lớn không nên chủ quan nghĩ rằng mình không th🔯ể bị viêm não Nhật Bản nhưng cũng không nên quá lo lắng. Về nguyên tắc tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus đều có thể bị mắc bệnh nhưng nguy cơ này ở trẻ dưới 15 tuổi cao hơn.
Vì thế, bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu🍨 nhiều, nôn, buồn nôn, rối loạn tri giác cần đến bệnh việ✅n ngay.
Hiện Chương trình 🐈Tiêm chủng mở rộng quốc gia triển khai tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, tuy nhiên vẫn khuyến cáo thêm khi trẻ đã tiêm được 3 mũi đầy đ𒐪ủ thì vẫn nên tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến khi được 15 tuổi.
Nam Phương