Ngày 31/10, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết người hiến tặng giác mạc là một phụ nữ 54 tuổi ở Đăk Lăk qua đời tại nhà riêng hôm 15/10, người nhà liên lạc bệnh viện nཧgỏ ý hiến giác mạc c﷽ủa bà. Bác sĩ Lê Dương Thùy Linh, Bệnh viện Mắt Đăk Lăk đã đến nhà bệnh nhân thu nhận giác mạc, trong khi các bác sĩ tại Trung Tâm Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành khám, chọn bệnh nhân phù hợp nhất từ danh sách người chờ ghép giác mạc.
Hai bệnh nhân nam 70 và 84 tuổi ở Huế, mắc bệnh lý giác mạc, sống trong cảnh mù lò🦩a trên 10 năm nay, có kết quả xét nghiệm các chỉ số phù hợp nên được chọn. Ngày 19-20/10, các 🤪bác sĩ phẫu thuật ghép giác mạc cho hai bệnh nhân. Một tuần sau phẫu thuật, thị lực của cả hai người hồi phục một phần, bệnh nhân có thể nhìn mọi vật trong tầm 2-3 m, tiếp tục điều trị và theo dõi sát để đảm bảo quá trình hồi phục của giác mạc ghép tốt nhất.
Ngày 31/10, cả hai bệnh nhân xuất viện và cho biết sẽ làm đơn đăng ký🍃 hiến tạng sau khi chết, như cách tri ân người đã hiến giác mạc cho mình, cho họ được nhìn thấy ánh sáng trọn vẹn.
Bác sĩ Hiệp đánh giá ca ghép thành công nhờ sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới Ghép giác mạc Miền Trung và Tây Nguyên. Mạng lưới thành lập ngày 30/6, đáp ứng kịp thời 𒆙các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn và thời gian khi thu nhận giác mạc🐬 được hiến tặng từ những nơi xa.
Ghép giác mạc là phương pháp duy nhất trên thế giới hiện nay mang lại ánh sáng cho người mù do bệnh lý giác mạc. Ước tính, Việt Nam hiện có trên 200.000 người mù🍌 do bệnh lý giác mạc, cần được ghép để ꦆtìm lại ánh sáng.
Kỹ thuật ghép giác mạc ở Việt Nam hiện nay phát triển nhưng lượng giác mạc hiến tặng rất ít so với nhu cầu. Năm 2006, Luật Hiến ghép mô và bộ phận cơ thể người, hiến và lấy xác được Quốc hội thông qua. Tháng 5/2009, Ngân hàng Mắt đầu tiên ở Việt Nam hoạt động, tuyên truyền và vận động người ♊dân hiến tặng giác mạc và là nơi thu nhận, đánh giá, bảo quản, điều phối giác mạc.
Giác mạc là màng mỏng trong suốt che chắn trước nhãn cầu (tương đươ𒁃ng với phần lòng đen của con mắt), cho phép ánh sáng, hình ảnh đi qua để hội tụ trên đáy mắt và từ đó truyền lên não bộ. Giác mạc được lấy từ người hiến tặng sau khi qua đời trong vòng 6-8 giờ. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành trong vài phút, không ảnh hưởng đến hình dạng đôi mắt người hiến cũng như việc tổ chức tang lễ 𒉰cho người quá cố.
Giác mạc sau khi thu nh👍ận được bảo quản tại Ngân hàng Mắt, sau đó ghép cho ngườ🉐i mù do bệnh lý giác mạc. Một người hiến giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho hai người mù.
Lê Nga