Bác sĩ Bệnh viện Xuyên Á Tây Ninh ngày 30/1 cho biết, trước khi nhập viện một ngày, hai bệnh nhân cùng uống một loại rượu không rõ loại và nguồn gốc. Sáng hôm sau, cả ha🌺i có bi🀅ểu hiện nôn ói nhiều lần, mệt, thở nhanh, đến chiều thì rối loạn tri giác, tiếp xúc kém, khó thở nhiều phải nhập viện cấp cứu.
Các xét nghiệm phát hiện cả hai gặp tình trạng toan chuyển hóa (nhiễm acid máu) nặng, tổn thương thận cấp, tăng kali máu nặng. Nguyên nhân do ngộ độc methanol - một loại cồn được sử dụng trong công nghiệp.
Hai bệnh nhân đượcไ chỉ định lọc máu cấp cứu, ngăn nguy cơ tử vong và di chứng về sau. Bệnh nhân đáp ứng điều trị, hiện đã ổn định sức khỏe.
Theo các bác sĩ, hai loại cồn phổ biến hiện nay là ethanol và methanol. Methanol thường được sử dụng trong công nghiệp làm sơn, dung môi..., không được sử dụng để làm thức uống như ethanol. Tuy nhiên, rất khó phân biệt hai loại rượu này. Bệnh nhân ngộ độc thường do uống nhầm rượu kém chất lượng pha meth♑anol hoặc uống phải cồn y tế làm giả, với thành phần ethanol bị thay bằng methanol.
Chuyển hóa gây độc của methanol thường xuất hiện và biểu hiện muộn hơn ethanol. Do đó giai đoạn ngộ độc thực sự của methanol dễ bị bỏ sót. Methanol được hấp thu nhanh và๊ hoàn toàn qua đường tiêu hóa, phần lớn được chuyển hóa qua gan nhưng rất chậm, sau đó methanol được chuyển hóa thành acid formic, tiếp tục chuyển thành formate. Chất này có tác hại gây nhiễm toan chuyển hóa, gây độc với thần kinh, thị giác và các cơ quan khác.
Biểu hiện của ngộ độc methanol thường trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn kín đáo có thể từ vài giờ đến 30 giờ đầu. Lúc này triệu chứng ban đầu giống say rượu ethanol thông thường, như ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm nên bệnh nhân thường chủ quan và dễ bỏ qua. Giai đoạn hai, dấu hiệu ngộ độc rõ ràng hơn. Người bệnh có thể mờ mắt, thậm chí mù mắt, lơ mơ, rối loạn tri giác, lẫn lộn, thở nhanh sâu, co giật, hôn mê, suy thận... Vì khô🐈ng được phát hiện và xử trí kịp thời nên tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân này rất cao.
Thư Anh