Sáng 13/11🎉, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặ🐓c thù phát triển TP Hải Phòng với 88,58% đại biểu tán thành.
Về chính sách quản lý tài chính, ngân sách, TP Hải Phòng được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay trong nước (cả tổ chức tài chính lẫn bên ngoài) và từ nguồn Chính phủ vay từ nước ngoài về cho thành phố vay lại. T🌞ổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách hằng năm do Quốc hội quyết định theo Luật Ngân sách nhà nước.
Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn. Việꦍc bổ sung này, chỉ thực hiện khi ngân sách trung ương không hụt thu và số bổ sung không vượt quá số tăng thu so với năm trước. Việc xác định số bổ sung có mục tiêu này trên cơ sở tổng các khoản thu, không tính riêng.
Với chính sách phí, lệ phí, HĐND thành phố được quyết áp dụng phí, lệ phí ngoài Danh mục kèm theo Luật Phí và lệ phí; được điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu với c🍸ác loại phí, lệ phí trong Danh mục trên đã được cấp thẩm quyền quyết định. Chính sách đặc thù này không áp dụng với phí, lệ phí Tòa án.
Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng từ việc điều chỉnh phí, lệ phí để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các nhiệm vụ chi khác. Mức tăng thêm này không dùng để xác định tỷ lệ phân chia giữa các khoản🍨 thu ngân sách trung ương và địa phương.
Nghị quyết nêu, việc thí điểm chính sách phí, lệ phí này phải có lộ trình, phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngà𒆙nh, nghề ưu đãi đầu tư. Thí điểm phải bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách hành chính nhà nước..🉐.
Về thu nhập của cán bộ công chức, sau khi ngân sách TP Hải Phòng bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách ꦓtiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND được sử dụng và cho phép ngân sách cấp dưới dùng nguồn cải cách tiền lương còn dư để tăng chi thu nhập bình quân cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chính quyền, Đảng, đoàn thể theo hiệu quả công việc.
Mức chi không quá 0,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ hoặc mức lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo. Mức thu nhập cho các chuy﷽ên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt do HĐND quy định.
Về quản lý đất đai, HĐND được quyết định c🃏huyển mục đích sử dụng đất trồng lúa hai vụ trở lên vဣới quy mô dưới 500 ha, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc này phải công khai, lấy ý kiến người dân - đối tượng chịu sự tác động và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển♔ mục đích sử dụng đất theo quy định. Trình tự, thủ tụ𒊎c chuyển đổi do Thủ tướng quy định.
Về quản lý quy hoạch, trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị thành phố đã được Thủ tướng duyệt, Thủ tướng quyết định phân cấp cho UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu c♏hức năng, quy hoạch chung đô thị theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng quyết định và báo cáo kết quả.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 và được🦩 thực hiện tꦺrong 5 năm.
Cùng ngày, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Thanh Hoá cũng được thí điểm chính sách điều chỉnh phí, lệ phí như Hải Phòng. Hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉ🌠nh không quá 70% số tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn. Khoản này dùng để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư các dự án trọng điểm.
Ngân sách tỉnh này còn được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên🅘 đất theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan thuộc trung ương quản lý tại tỉnh.
Còn Nghệ An được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương t🌃rên địa bàn. HĐND tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha; đất rừng sản xuất dưới 1.000 ha; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha theo ủy quyền của Thủ tướng.
Cơ chế đặc thù đang được áp dụng đối với TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội. Qua sơ kết đánh giá, các cơ chế này đã và đang phát huy tác dụng tích cực, tạo tiền đề phát triển kinh tế, 🦂xã hội, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo tác động lan tỏa vùng miền.
Nghị quyết Đại hội XIII nêu rõ, sẽ ưu tiên cho liên kết và phát triển vùng, ưu tiên tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm. Nghị quyết thí điểm các cơ chế đặc thù cho các địa phương của Quốc hội là thể chế hóa chủ trươn♕g này, tạo điều kiện để bứt phá nhanh, nhất là tỉnh thuộc trung tâm của các vùng.
Các tỉnh, thành được lựa chọn là các địa phươn꧙g có đặc thù về địa lý, dân số, lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển kinh tế. Việc này giúp các địa phương đóng góp nhiều hơn ngân sách và là đầu tàu lôi kéo các tỉnh xung quanh.
Hoàng Thùy - Viết Tuân