"Mắt tôi cay xè. Tôi biết làm việc trong môi 🍬trường ô nhiễm là có hại cho sức khỏe nhưng tôi biết làm gì khác?", Rizwan vừa nói vừa thở hổn hển khi di chuyển qua đường phố chật cứng ôtô ở Old Delhi𝐆, khu vực phố cổ của thủ đô Ấn Độ.
Anh kiếm được 7 USD nếu hôm nào đông khách. Những người như Rizwan không có cách nào khoát khỏ🐼i làn khói bụi nguy hiểm bao phủ Delhi, lớp sương mù xám xịt bóp nghẹt lá phổi của 30 triệu dân trong mùa đông.
Delhi là một trong những thành phố ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Nồng ♔độ bụi mịn PM2.5, các hạt bụi có khả năng xâm nhập vào máu từ phổi và có thể gây ung thư,𝔉 thường gấp hơn 30 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Khói bụi ở Delhi do khí thải nhà máy, xe cộ, công trình xây dựng, đồng thời còn nghiêm trọng hơn do đốt rơm rạ, đốt ráꦏc. Giới chức đã triển khai các bi♐ện pháp tạm thời như máy xua khói và phun nước, nhưng có rất ít biện pháp giải quyết gốc rễ.
Chính quyền Delhi tháng trước yêu cầu người dân làm việc tại nhà, hạn chế ra đường để đảm bảo ꩲsức khỏe. Nhưng Rizwan cho hay a🍸nh chỉ có lựa chọn làm việc hoặc chết đói.
"Tôi rời làng tới đây, cần phải lao động chăm chỉ", anh nói. "Tôi không có bằng cấp để làm việc trong văn phòng hay việc nhẹ khác. Tôi chỉ có thể đạp hoặc k💃éo xe".
Sát Old Delhi là những khu phố hiện đại mọc lên trong làn sóng xây dựng hồi đầu thế kỷ 21. Khu Gulmohar Park giàu có của New Delhi cách tường thành cổ chỉ 10 km về phía nam, là một thế giới khác nếu nhìn theo cách người dân ở đó sống và đối phó với khói🧸 bụi.
Ngồi trong phòng có máy lọc không khí chạy êm ru, Madhav Mathur, 31 tuổi, người làm công việc quay phim, bắt đầu ngày💧 mới bằng cách kiểm tra mức độ ô nhiễm trên nhóm WhatsApp của cư dân.
Mathur, người sinh ra và lớn lên ở Delhi, có thói quen chạy bộ đường dài nhưng vào mùa đông, anh không thể tập thể dục ngoài trời vì quá ô nhiễm. "Chạy trong tình trạng đó gây ♏hại cho tôi thay vì có lợi", anh nói.
Mathur sốn💞g cùng bố mẹ và thường làm việc ở nhà. Khi phải ra ngoài trời lâu để quay phim hay làm việc,🐎 anh sẽ đeo khẩu trang. Lớp khẩu trang giúp bảo vệ sức khỏe Mathur nhưng thách thức lớn nhất của anh là màu sắc trên máy quay mất đi vẻ sống động vì lớp khói bụi dày đặc.
Các chuyên gia nhận định những người bị ô nhiễm không khí ảnh 🍎hưởng nghiêm trọng nhất là những 📖người ít gây phát thải nhất.
"Người nghèo không đủ tiền chi trả những biện pháp bảo vệ sức khỏe. Họ không đủ tiền mua khẩu tran🐓g, đừng nói tới máy ✱lọc không khí", Sagnik Dey, giáo sư Trung tâm Khoa học Khí quyển tại Viện Công nghệ Ấn Độ ở Delhi, nói.
Đối với Rizw🌊an, đeo khẩu trang ôm sát mặt để tránh ô nhiễ﷽m còn khiến công việc đạp xe thêm vất vả.
Theo WHO, phơi nhiễm khói bụi trong thời gian dài có thể gây đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Báo cáo của Viện Chính sách Năng lượng, Đại học Chicago hồi tháng 8 cho hay trung bình mỗi cư dân thành phố có thể mất gần 1♉2 năm tuổi thọ vì ô nhiễm không khí.
Mathur hiểu rõ vị thế xã hội giúp mình có đặc quyền thoát khỏi ô nhiễm và bày tỏ thông cảm với những người không có điều kiệnಌ để hưởng chất lượng không khí tốt hơn. "Tôi ý thức được những người kiếm tiền ngoài đường k🧸hông thể ở trong nhà vì lý do kinh tế", anh nói.
Giáo sư Dey cho hay cách duy nhất để giải quyết vấn đề là giới chức cầജn tăng cường𝓡 các biện pháp lâu dài để đảm bảo tất cả mọi người đều được hít thở không khí trong lành.
"Những người đủ khả năng mua máy lọc k🥂hông khí vẫn đan😼g dùng chúng nhưng nếu suy xét tới toàn bộ dân số, chúng ta cần cắt giảm khí thải", ông nói. "Đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe tất cả người dân".
Hồng Hạnh (Theo AFP)