Hai tia sét dài nhất thế giới, cả về khoảng cách và thời gian, được đo từ không gian và xác nhận bởi WMO. Một trong hai tia sét xuất hiện ở miền nam💫 nước Mỹ vào tháng 4/2020 và có chiều dài khoảng 768 km, tương đương khoảng cách từ London, Anh tới Hamburg, Đức, dài hơn 60 km so với kỷ lục trước đây ở Brazil năm 2018. Tia sét còn lại được đo vào tháng 6/2020, giáng xuống ở biên giới Uruguay - Argentina, và kéo dài 17 giây, lâu hơn bất kỳ tia sét nào khác từng được ghi nhận.
"Giờ đây chúng tôi đã có bằng chứng rõ ràng về tia sét kéo dài 17 giây", nhà nghiên cứu Randall Cerveny ở Đại học Arizona, cho biế⛎t. "Phát hiện này rất quan trọng đối với các nhà khoa học bởi nó giúp cải thiện hiểu biết của chúng ta về động lực học của tia sét như cách thức, vị trí và nguyên nhân tại sao🧔 sét xuất hiện".
Những tia sét đều được quan sát tại các điểm nóng về giông bão, vùng Đại Bình nguyên của Bắc Mỹ và bồn địa Río de la Plata ở Nam Mỹ. Đặc điểm địa lý khiến các khu vực dễ bị 🌄ảnh hưởng bởi hệ thống đối lưu tương đối lớn, khiến những trận giông bão riêng lẻ kết hợp thành hệ thống thời tiết lớn, dẫn tới sét mạnh.
Tia sét trải dài ở phía nam nước Mỹ rất kh🎶ó đo bằng thiết bị thông thường trên mặt đất. Vì vậy, các nhà khí tượng học sử dụng thiết bị lập bản đồ sét trên vệ tinh địa tĩnh có tầm quan sát rộng hơn.
Dù cả hai tia sét đều được phát hiện vào năm 2020, mãi tới nay, WMO mới chứng nhận hai sự kiện lần lượt có khoảng cách dài🍃 nhất và thời gian tồn tại dài nhất trong lịch sử. Theo nhà nghiên cứu Graeme Marlton ở Đại học Reading, Anh, quá trình kiểm tra thiết bị, quan sát chéo và xin ý kiến từ hội đồng chuyên gia khá lâu trước khi công nhận đây là những tia sét lập kỷ lục thế giới.
Với cả hai tia sét đều xuất hiện trong năm 2020, dường như sét đang trở nên ngày càng cực đoan. Biến đổi khí hậu dường như làm tăng tần suất sét trên khắp thế giới. Dù tia sét không tiếp xúc trực tiếp với mặ🅠t đất, phạm vi và thời gian của chúng cho thấy sét có thể đánh xa🦄 tới đâu từ khu vực hình thành.
An Khang (Theo New Scientist)