Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho biết, việc bảo trì tuyến cáp APG diễn ra từ 0h ngày 6/6. Mục đích là bảo trì nguồn, nhưng chưa có th🔜ời gian dự kiến hoàn thành. Việc bảo trì này khiến lưu lượng Internet qua APG có thể bị ảnh hưởng, nhưng không nhiều, do đã được tính toán trước.
Việc bảo trì APG diễn ra trong bối cảnh một tu๊yến cáp quang biển khác là AAE-1 cũng gặp sự cố. Hôm 26/5, đơn vị vận hành tuyến cáp này phát hiện hiện tượng sụt giảm điện áp trên nhánh S1H, nguyên nhân có thể đến từ việc đứt một phần sợi quang trên phân đoạn S1H.1.
Hai tuyến cáp cùng gặp gián đoạn khiến việc truy cập Internet quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng. Vài ngày gần đây, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam đã phản ánh về tình trạng "mạng chậm", đặc biệt là vào buổi tối. Trên các trang hỗ trợ khách hàng của một số ISP, nhiều thành viên cho b𓃲iết họ gặp khó khăn khi truy cập Facebook, Google hay tải file từ một số dịch vụ trực ꦍtuyến nước ngoài. Việc truy cập kém ổn định, nhiều thời điểm không thể kết nối.
Một số ISP cho biết đang tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp khác để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Hiện cũng chưa có thời gian dự k✅𝔍iến khắc phục xong các sự cố trên.
APG (Asia Pacific Gateway) và AAE-1 (Asia Africa Europe 1) vốn là hai tuyến cáp được đánh giá có ꦕđộ ổn định cao. AAE-1 được triển khai từ giữa năm 2017 và được nhiều ISP trong nước sử dụng. Tuyến này có hướng kết nối tới châu Âu và Trung Đông, đồng thời là tuyến dự phòng cho các hướng đi Hong Kong và Singapore. Trong khi đó, APG được triển khai từ năm 2016, có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và được đầu tư bởi nhiều ISP lớn tại Việt Nam.
Hồi đầu năm nay, hai tuyến cáp là APG và Liên Á - Intra Asia (IA) cũng gặp trục trặc, khiến việc truy cập Internet đi quốc tế của nhiều ngườ𒉰i dùng gặp༒ khó khăn trong khoảng một tuần.
Lưu Quý