Chương trình giảng dạy và công tác tổ chức lớp học được các trường mầm non, tiểu học xây dựnඣg hướng đến hình thành môi trường học tập vui, khỏe. Vì cấp học này có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức học tập và phát triển toàn diện của trẻ về sau, khi mà gần 1/3 thời gian trong ngày của trẻ diễn ra tại trường.
Thể lực là nền tảng trau dồi trí lực
Ngoài 𓆏việc nhà trường chú trọng vệ sinh môi trường học tập thì giữ gìn vệ sinh cá nhân là 🥂kỹ năng cơ bản mà các trường trang bị cho trẻ mầm non, tiểu học. Nhờ đó, trẻ tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc các bệnh thường gặp khi giao mùa.
Tại trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi (TP HCM), nhà trường thườn✱g tổ chức tiết học kỹ năng sống mỗi tuần, tập trung vào cách giúp trẻ phòng bệnh truyền nhiễm. Còn tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Củ Chi, giáo viên lặp đi lặp lại hoạt động rửa tay, nhắc nhở khi hắt hơi cần che miệng, không đưa tay lên mắt mũi miệng... để hình thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho 🔥các em.
Chế độ dinh dưỡng được các trường học chú ý để nâng cao sức khỏe từ 🍒bên trong, tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua khẩu phần ăn tại lớp. Bữa ăn học đường thường đa dạng, đầy đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ở độꦉ tuổi này, bổ sung thêm sữa hỗ trợ trẻ phát triển tối đa về thể chất, trí tuệ.
Trong chương trình, thầy cô còn dạ🍨y cho các em cách lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chia s൲ẻ lợi ích của các chất dinh dưỡng để trẻ hình thành nhận thức về việc ăn uống lành mạnh.
Cô Nguyễn Thanh Huyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Yên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết thêm, nhà trường lên thực đơn,𝓀 khẩu phần ăn𝓰 phong phú, hài hòa để bổ trợ tốt cho việc uống sữa học đường. Mỗi năm học sinh được kiểm tra sức khỏe hai lần. Sau hai năm, các bạn có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn, phát triển thể trạng tốt.
Thể dục thể thao là hoạt động bắ𝔉t buộc và cố định trong thời khóa biểu của các trường học. Vận động phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp các em phát triển tốt, nâng cao thể lực, sức bền... Sức khỏe, thể lực tốt tạo điều kiện cho học sinh sẵn sàng tiếp thu kiến thức và phát triển trí lực toàn diện hơn.
Tinh thần vui vẻ, tích cực giúp tăng khả năng tiếp thu
Trẻ hào hứng đến trường, tham gia hoạt động tập thể là kết quả của quá trình nỗ lực rất lớn từ đội ngũ giáo viên. Mỗi ngày, trường Mầm non Đông Ngạc A (Hà Nội) rộn vang tiếng trẻ thơ tập hát và tiếng cười đùa vui vẻ của các bé. Tại "ngôi nhà thứ hai" này, trẻ được hóa thân thành họa sĩ, ca sĩ, đầu bếp..., tham gia♉ trong các trò chơi kết🌳 hợp phát triển kỹ năng, nhận thức.
Ngoài không gian lớp học, c🍰ác cô thường tổ chức các hoạt động khuyến khích sự sáng tạo, thẩm mỹ và tinh thần làm việc nhóm. Các bé cùng chế tạo đồ chơi từ vỏ hộp sữa, vẽ tranh, diễn kịch, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa như tham quan vườn rau của trường.
Giáo viên hướng dẫn các bé tự chọn mua hàng hóa tại siêu thị hay học về cách tham gia giao thông để các em phát triển nhận thức về đời sống xã hội. Những hoạt động này tạo nên không khí sôi nổi, mới mẻ hấp dẫn bé 🃏đến trường mỗi ngày.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để trẻ cảm thấy mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, nhà trường và phụ huynh cần có sự đồng hành và gắn kết, cùng nhau tạo ra môi trường học tập giúp cân đối cả sức꧑ khỏe và tâm lý cho trẻ. Có như vậy việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng sống của trẻ sẽ hiệu quả hơn.
Ngọc An